'Lời nguyền' giữa nhà chọc trời và khủng hoảng

31/03/2015 18:04 PM | Kinh doanh

Liệu sự bùng nổ điên cuồng của những tòa nhà chọc trời như hiện nay có tiên đoán một điều tồi tệ gì đó cho kinh tế thế giới hay không?

Nội dung nổi bật:

- Thế giới đang bước vào thời kỳ bùng nổ số lượng nhà chọc trời. Riêng trong năm 2014, đã có gần 100 tòa nhà cao trên 200m được xây dựng.

- Liệu sự bùng nổ điên cuồng kể trên của những tòa chọc trời có tiên đoán một điều tồi tệ gì đó cho kinh tế thế giới hay không?


Thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ nhà chọc trời. Năm ngoái, gần 100 tòa nhà cao trên 200m đã được xây dựng – hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đó. Năm nay, Trung Quốc cũng sẽ chào đón Shanghai Tower – tòa tháp cao thứ 2 trên thế giới. Saudi Arab cũng đang xây dựng Kingdom Tower – sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới (và cao hơn gấp 2 lần so với One World Trade Centre tại New York - tòa nhà cao nhất nước Mỹ).

Liệu sự bùng nổ điên cuồng kể trên của những tòa chọc trời có tiên đoán một điều tồi tệ gì đó cho kinh tế thế giới hay không? Rất nhiều học giả đã tranh luận về vấn đề này nhưng một nghiên cứu mới đây đã giải mã phần nào thắc mắc đó.

Trong năm 1999, Andrew Lawrence đến từ ngân hàng đầu tư Dresdner Kleinwort Benson đã xác nhận những gì được biết đến như “những tòa nhà chọc trời đáng nguyền rủa”. Ông Lawrence nhấn mạnh một sự tương quan đáng kinh ngạc giữa việc xây dựng các tòa nhà cao nhất thế giới và khủng khoảng kinh tế.

- Sự ra đời của Singer Builidung và Metropolitan Life Tower tại New York vào những năm 1908 và 1909 gần như trùng khớp với khủng hoảng tài chính vào năm 1907 và sự suy thoái kinh tế tiếp theo đó.

- The Empire State Building mở cửa năm 1931, tức là nó được xây cùng lúc Đại suy thoái diễn ra. (Đại suy thoái là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết năm 1930).

- Tiếp theo tòa tháp đôi Petronas Tower của Malaysia trở thành tòa nhà cao nhất thế giới vào năm 1996 ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra.

- Tòa tháp Burj Khalifa của Dubai hiện là tòa tháp cao nhất thế giới khai trương năm 2010, cùng lúc xảy ra khủng hoảng trong khu vực và toàn cầu.

Các tòa nhà chọc trời có thể là món lợi nhuận khổng lồ, bởi nó sẽ cung cấp không gian thuê lớn hơn trên cùng một diện tích đất.

Tuy nhiên, trên một vài phương diện, gia tăng số lượng tầng không phải là một phương án có lợi nếu tính đến chi phí cận biên. Sẽ có nhiều thang máy hơn cần được lắp đặt và nhiều sắt thép hơn được sử dụng để ngăn chặn tòa nhà bị rung lắc.

William Clark và John Kingston – chuyên gia kinh tế và kiến trúc sư viết vào năm 1930 rằng, họ đã tìm ra chiều cao để đạt lợi nhuận tối đa cho một tòa nhà chọc trời tại New York vào năm 1920 là không quá 63 tầng. (Chiều cao lý tưởng này khác nhiều so với ngày nay).

Như vậy, những tòa nhà có chiều cao phá kỷ lục cho thấy các nhà đầu tư đang đánh giá quá cao lợi nhuận có thể thu lại được từ việc xây dựng mới. Thậm chí, nhiều nhà phát triển vẫn xây dựng những tòa tháp kỷ lục mặc dù họ biết không mang lại hiệu quả kinh tế.

Trong năm 1998, Donald Trump đã trình bày kế hoạch xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới tại New York với lý do đơn giản là: “Tôi luôn nghĩ rằng New York nên có một tòa nhà cao nhất thế giới”. Nếu những dự án phù phiếm như thế có thể bảo đảm về vốn (trên lý thuyết) thì thị trường tài chính sẽ phải được kiểm soát và sớm chịu một sự điều chỉnh mạnh. Tòa tháp của tỷ phú Trump được mở chỉ khi bong bóng dotcom đã bùng nổ.

Trong một bài báo vào năm 2010, Jason Barr đến từ trường Rutgers University đã quan sát 458 tòa tháp (đều cao ít nhất là 100m) tại Manhattan giữa năm 1895 và 2004. Số lượng những tòa nhà chọc trời được xây dựng và chiều cao trung bình của nó phụ thuộc một phần vào tốc độ phát triển dân số và số lượng nhân viên trong văn phòng.

Tuy nhiên, tính toán của Barr cho thấy chiều cao của các tòa nhà cũng được hình thành bởi những yếu tố xung quanh, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Trong năm 1920, Barr dự kiến chủ đầu tư các tòa nhà tại New York đã xây thêm 4 – 6 tầng cho mỗi dự án chỉ để cố vươn tới đường chân trời.

Gần đây, không có phân tích chính thống nào về “những tòa nhà chọc trời đáng nguyền rủa”. Tuy nhiên, một bài báo viết bởi Bar, Bruce Mizrach và Kusum Mundra đã điều tra các suy tưởng của ông Lawrence một cách chi tiết. Họ xem xét những tòa nhà phá vỡ 14 kỷ lục thế giới từ Pulitzer của New York (mở năm 1890) đến Burj Khalifa so với tốc độ phát triển GDP của Mỹ (với giả định con số này tương đương với nền kinh tế toàn cầu).

Như vậy có thể sử dụng quãng thời gian từ khi đưa ra quyết định xây dựng những tòa nhà cao nhất đến chu kỳ kinh doanh đỉnh điểm để dự đoán tương lai GDP. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa tuyên bố xây dựng các tòa tháp và chu kỳ kinh doanh cao nhất quá lớn, từ 0 – 45 tháng. Và chỉ 7 trong số 14 dự án mở trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, bạn không thể dự đoán chính xác khủng hoảng bằng việc nhìn vào những tuyên bố hay sự hoàn thành của những tòa nhà cao nhất thế giới.

Chính vì vậy, rất khó để đưa ra được kết luận chính xác. Tuy nhiên, bài báo mở rộng ví dụ bằng việc xem xét tòa nhà cao nhất đã hoàn thành mỗi năm trong 4 quốc gia gồm Mỹ, Canada, Trung Quốc và Hong Kong. Tác giả sau đó so sánh chiều cao tòa nhà với GDP/người. Mặt khác, các nhà phát triển có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận vì vậy sẽ tăng nhu cầu về không gian văn phòng và buộc phải xây dựng những tòa nhà cao hơn.

Hiện Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng tháp truyền hình cao 636 mét, cao hơn 2 mét so với tháp truyền hình đang giữ kỷ lục cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Sky Tree tại Hà Nội. Liệu tháp truyền hình này trở thành "tòa tháp dính lời nguyền” như nghiên cứu kể trên hay không?

>> Tòa nhà Bitexco Finance lọt vào top 25 tòa nhà trọc trời của CNN

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM