Kinh tế học bóng đá: Khi tiền quan trọng hơn chiến thắng

08/02/2015 14:14 PM | Kinh doanh

Tại sao ông Richard Money, nhà quản lý của đội Cambridge, lại mô tả các trận hòa 0-0 giống như mua một vé xổ số và trúng thưởng?

Nội dung nổi bật:

- MU đã hòa một đội bóng vô danh Cambridge United trong một trận đấu của giải FA Cup. Nhiều người coi đó là một thất bại không thể bào chữa, trong khi một số lại coi đó là một chiếc "vé số may mắn".

- Sự bất bình đẳng trong thu nhập của các giải đấu, đội bóng, đang khiến chiến thắng, đôi khi, không có nhiều ý nghĩa bằng một thất bại.


Danny Blanchflower, đội trưởng dũng mãnh của đội bóng bất khả chiến bại Tottenham Hotspur những năm 1961, đã có lời nhận xét nổi tiếng rằng: "Sai lầm đầu tiên và cuối cùng trong bóng đá đó là tất cả chỉ quan tâm tới chiến thắng. Đây là trò chơi của vinh quang". Phát biểu rất hay, nhưng có lẽ anh đã sai, ít nhất là khi nói đến chuyện hậu trường, vấn đề đầu tiên và cuối cùng trong trò chơi này luôn là tiền bạc.

Chiến thắng thường đi cùng với nhiều doanh thu, thứ gắn kết gắn các CEO với người hâm mộ và cả các cầu thủ. Ví dụ, trong năm 2014 của mùa giải Champions League 2013 - 2014, UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, đã trao thưởng với tổng giá trị là 905 triệu Euro (khoảng 1 tỷ USD) cho các câu lạc bộ tham gia. Real Madrid, câu lạc bộ (CLB) đoạt chức vô địch, nhận được 57 triệu Euro tiền thưởng, trong khi Manchester City, CLB gục ngã ở ngay vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên, cũng nhận được 35 triệu Euro.

Tuy nhiên, không phải là chiến thắng lúc nào cũng có giá cao như vậy. Sân vận động Abbey, sân nhà của đội Cambridge United, là hình ảnh trái ngược với sân vận động 65.000 chỗ ngỗi Estádio da Luz ở Lisbon, nơi tổ chức trận chung kết Champions League. Sân vận động của CLB Cambridge chỉ có sức chứa 9.600 khán giả và khoảng một nửa trong số họ phải đứng trên các bậc thang.

Ngày 23/1, đây là nơi diễn ra một trận đấu thuộc cúp FA giữa đội chủ sân và CLB Manchester United. Giải bóng đá tranh cúp FA là giải thi đấu bóng đá theo thể thức loại trực tiếp lâu đời nhất nước Anh, giải này dành cho hầu hết các đội đóng thuộc 8 giải cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá của nước Anh, từ giải Premier League chỉ dành cho các CLB ngôi sao đến các giải đấu không chuyên nghiệp trong khu vực dành cho các đội bóng nhỏ. Năm nay, 736 CLB đã tham gia giải này.

Điều thường thấy trong các trận đấu đó là sự chênh lệch, chẳng hạn khi CLB của các anh bưu tá và anh bán thịt gồng mình lên để chiến đấu với đội bóng của các siêu sao. Nhưng những trận đấu như vậy cũng có rất nhiều lợi ích.

Ví dụ trận đấu giữa Cambridge (đang thi đấu giải hạng 3) và Manchester United nêu trên đã diễn ra vô cùng gay cấn và kết thúc với tỷ số hòa mà không có bàn thắng. Điều này có nghĩa là sẽ có trận lượt về (do đây là vòng loại trực tiếp) sẽ được đá tại sân Old Trafford ở Manchester và hầu hết mọi người đều cho rằng cơ hội để CLB Cambridge chiến thắng đã không còn nữa.

Sân chơi Premier League không giống như giải hạng 3 của Cambridge, nơi mà động cơ chơi bóng cơ bản là sự hâm mộ của các fan nhiệt thành và mong muốn được truyền cảm hứng cho đồng đội để giành chiến thắng trên một sân chơi bình đẳng.

Vậy tại sao ông Richard Money, nhà quản lý của đội Cambridge, lại mô tả các trận hòa 0-0 giống như mua một vé xổ số và trúng thưởng?

Đó là vì đội chủ nhà được bốc thăm một cách ngẫu nhiên trong giải FA Cup, tiền bán vé vào sân thi thoảng sẽ được chia với tỷ lệ 50-50 giữa hai đội. Đối với Cambridge, đây là trận đấu tại một trong những sân vận động nổi tiếng nhất của làng bóng đá và nó sẽ có trị giá hơn 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu USD), bao gồm cả tiền bản quyền truyền hình cho họ.

Đây là sự giàu có thực sự đối với một câu lạc bộ nhỏ bé khiêm tốn như vậy. Và như tờ Guardian mô tả: "Một phòng tập thể hình, một cơ sở để đào tạo lớp trẻ, các đồ dùng phục vụ đội bóng ở chỗ nào đó, sẽ là di sản được sinh ra từ sự hoang phí của Premier League." Do đó, đây là phần thưởng không phải giành cho đội chiến thắng. Không ai cho rằng Cambridge đã không cố gắng hết sức mình tại sân vận động Abbey. Thật vậy, đây là một trận đấu gây nhiều tranh cãi về đội bóng nào mới là đội có khả năng quyết định tỷ số hòa. Dù sao, cho dù nó có diễn ra như thế hay không, đó là kết quả tốt nhất cho một CLB không thể ghi được một bàn thắng.

Khoản chia chác như vậy trong thể thao là sự may mắn hiếm hoi, theo ông Robert Simmons, một giáo sư kinh tế tại trường Đại học Quản lý Lancaster (nếu nó không liên quan đến các vấn đề tội phạm và các thỏa thuận bất hợp pháp, chẳng hạn như việc bán độ ai thua).

Trong thể thao, chiến thắng gần như luôn luôn là kết quả tốt nhất cho một đội bóng. Khi các lỗ hổng được phát hiện, nó thường sẽ được xử lý nhanh. Ví dụ, trong World Cup, từng có trường hợp các đội có thể tính toán chơi như thế nào để xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng nhằm có ưu thế hơn đội xếp đầu bảng do các trận không đá đồng thời nên đôi khi họ đã trước được kết quả là đội nào sẽ gặp mình ở vòng tiếp theo. Khi đó, thất bại có thể có nghĩa là một con đường dễ dàng hơn. Trường hợp này đã được hạn chế khi các nhà tổ chức đã quyết định rằng tất cả các trận cuối cùng vòng bảng sẽ chơi tại cùng một thời điểm.

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, sự phân phối lại tại các giải đấu đã giúp các nhóm CLB yếu có thể cạnh tranh mạnh hơn và tạo ra những phần thưởng cho các đội thua cuộc. Vấn đề này đặc biệt đúng trong bóng rổ, một môn thể thao mà một siêu sao duy nhất có thể biến một đội bóng hạng trung trở thành “ngựa ô” của mùa giải và biến một đội hình khá trở thành một nhà vô địch. Khi các cầu thủ mới gia nhập Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA), họ thường được phân chia cho các đội theo một quy chế hàng năm, trong đó các câu lạc bộ với ít trận thắng nhất mùa trước được quyền chọn trước.

Mặc dù vậy, liên đoàn lại thường chọn ra ba thứ hạng đầu tiên bằng cách quay xổ số để ngăn chặn các đội cố ý thua để rớt hạng (một chiến lược gọi là "tank”) nhằm được quyền chọn lựa những “quân bài tẩy” cho mình trong mùa giải tiếp theo. Kết quả là, các câu lạc bộ trong NBA thường xuyên tìm cách thua càng nhiều trận càng tốt, với hy vọng đảm bảo một suất thứ hạng cao cho mùa tiếp theo – Philadelphia năm thứ 76, những CLB chỉ thắng 23% số trận năm ngoái thì nay đã giảm xuống 20% trong mùa giải này là một ví dụ điển hình cho tình trạng này. Đôi khi, đội ngũ quản lý của họ thậm chí còn thừa nhận tình trạng đó. Hiện các giải đấu đang xem xét các giải pháp để không khuyến khích tình trạng này tăng thêm.

Đối với các vấn đề tại FA Cup, các nhà kinh tế đề xuất hai cách để kết thúc tình trạng chơi không phải vì chiến thắng. Giải pháp đầu tiên là phải đưa tất cả số tiền kiếm được từ giải đấu vào một “nồi” chung, và thưởng cho các đội bóng tương xứng với những gì họ đã cống hiến trong giải đấu này. Nhưng với đề xuất kiểu này của nhiều nhà kinh tế, nó có một nhược điểm là tuyệt vời trong lý thuyết nhưng không khả thi trong thực tế.

Thực sự là các câu lạc bộ giàu có kiếm được nhiều hơn từ việc bán vé và bản quyền truyền hình truyền hình đang giữ hầu hết quyền lực trong các trận đấu, họ sẽ chắc chắn sẽ tẩy chay một cách tiếp cận mang tính bình đẳng như vậy.

Một cách khác có vẻ dễ dàng hơn để thực hiện là hai câu lạc bộ sẽ không cần đá trận lượt về nếu họ đã hòa. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tới các câu lạc bộ lớn, trong khi chính họ đã phàn nàn rằng đội của họ phải chơi quá nhiều trận đấu kéo dài trong nhiều giải. Và nếu điều đó đượct hự hiện, nó có nghĩa là sẽ có thể có nhiều chàng tý hon Davids sẽ quật khởi hạ gục những gã khổng lồ Goliath, khi đó, họ đạt được vinh quang thực sự của chiến thắng.

>> Real Madrid giành 'Demacia' kiếm tiền

Phạm Thế Mạnh

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM