Đời quá ngắn nên đừng tạo ra những thứ không ai muốn

04/10/2015 08:14 AM | Kinh doanh

Khi nói tới Trải nghiệm người dùng – UX, chúng ta thường nghĩ một sản phẩm phải đơn giản, đẹp, chức năng dễ dùng, tất cả điều đó sẽ khiến cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng hơn.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chức năng là phần nhỏ, thứ yếu trong tổng thể sản phẩm. Chúng chỉ là một trong nhiều giải pháp có thể nghĩ ra được nhằm cố gắng giải quyết các vấn đề của sản phẩm người dùng gặp phải.

Tư duy về sản phẩm có nghĩa tư duy những vấn đề cụ thể của người dùng, tư duy về những công việc đã hoàn thành, mục tiêu và doanh thu.


Tư duy sản phẩm là sự giao nhau giữa Thiết kế UX và Quản lý sản phẩm

Tư duy sản phẩm là sự giao nhau giữa Thiết kế UX và Quản lý sản phẩm

Trải nghiệm cốt lõi của người dùng không nằm ở các tính năng mà nó là những việc người dùng muốn sản phẩm làm.

Trải nghiệm cốt lõi của người dùng Uber là có thể dễ dàng bắt taxi bất kỳ lúc nào. Đếm ngược thời gian, hiển thị chính xác khi nào taxi đến là tính năng thích hợp để tăng cường trải nghiệm này. Nhưng sản phẩm của Uber vẫn hoạt động mà không cần tính năng này.

Mặt khác, chức năng đếm ngược thời gian vô dụng nếu thiếu sản phẩm của Uber. Mối quan hệ giữa tính năng và sản phẩm chỉ có 1 chiều bất đối xứng: Tính năng không hoạt động nếu thiếu sản phẩm. Đây là tại sao nhà thiết kế nên nghĩ về sản phẩm trước tiên.

“Tư duy về sản phẩm, không phải về tính năng”

Trải nghiệm cốt lõi người dùng là lý do cơ bản cho sự tồn tại của sản phẩm, nó giúp sản phẩm giải quyết một vấn đề khách hàng mục tiêu đang gặp phải. Bằng cách đó, sản phẩm trở nên ý nghĩa và có giá trị vững chắc trong tâm trí người dùng.

Nếu vấn đề không tồn tại hoặc giải pháp không dành cho vấn đề, sản phẩm trở nên vô nghĩa và sẽ không ai sử dụng; điều này lại dẫn đến kết cục sản phẩm sụp đổ. Giải pháp sai có thể sửa nhưng những vấn đề không tồn tại thì không thể cứu chữa.

Vậy làm thế nào chúng ta chắc chắn đang gặp phải vấn đề thực sự? Rất tiếc, chúng ta không thể chắc chắn 100% nhưng chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách quan sát và trao đổi với nhiều người. Từ đó khám phá vấn đề và xây dựng những giải pháp khách hàng thực sự muốn.

“Khách hàng không biết mình muốn gì cho đến khi bạn chỉ ra cho họ điều họ muốn, Steve Jobs.

Chẳng hạn như Clay Christensen từng thử cải thiện doanh số kem sữa. Ông thử làm chúng ngọt hơn, thêm nhiều mùi vị khác nhau và tăng kích cỡ của ly đựng. Không giải pháp nào hiệu quả cho đến khi ông bắt đầu quan sát khách hàng mua sản phẩm.

Ông phát hiện mục đích khách hàng mua kem sữa là để quãng đường lái xe buổi sáng của họ bớt nhàm chán hơn. Lợi ích lớn nhất của kem sữa chính là nó lâu tiêu nên khách hàng không cảm thấy đói. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ: khách hàng cũng không biết kem sữa đem lại lợi ích gì. Cuối cùng, Christensen nghĩ ra giải pháp làm kem sữa dày hơn, đồng nghĩa khách no lâu hơn, dẫn đến kết quả tăng doanh số bán.

Tư duy về sản phẩm và tạo chức năng cho những người cần

Tư duy về sản phẩm giúp tạo được những chức năng thành công. Bằng việc định nghĩa những vấn đề sản phẩm cần giải quyết, việc này sẽ dẫn đến đáp án cho câu hỏi “Tại sao chúng ta tạo sản phẩm này?”.

Định nghĩa khách hàng mục tiêu: “Ai đang gặp phải những vấn đề này?” và định nghĩa giải pháp: “Chúng ta làm việc này như thế nào?” sẽ đủ thông tin dẫn dắt chúng ta tới việc tạo nên chức năng mới. Thiết lập một mục tiêu sẽ giúp đo lường mức độ thành công của chức năng này.


Sơ đồ quan hệ giữa các thành phần theo Giải pháp phù hợp vấn đề trong Tư duy hướng về sản phẩm

Sơ đồ quan hệ giữa các thành phần theo Giải pháp phù hợp vấn đề trong Tư duy hướng về sản phẩm

Sản phẩm có ý nghĩa khi giải pháp được cung cấp phù hợp với vấn đề đã được mở ra. Giải pháp mô tả cách thức giải quyến một vấn đề. Thêm nữa, giải pháp phù hợp vấn đề bao hàm ý định nghĩa trải nghiệm cốt lõi người dùng của sản phẩm.

Các tính năng cụ thể mở rộng trải nghiệm người dùng và hỗ trợ trải nghiệm lõi nhưng không thể thay thế nó. Thiết kế tương tác và Thiết kế trực quan có thể tạo nên một sản phẩm đẹp, dễ dùng, thú vị hoặc chiến thắng cuộc thi nào đó nhưng nó không thể tạo nên ý nghĩa cho sản phẩm. Đây là lý do tại sao giải pháp đúng phù hợp vấn đề lại cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của sản phẩm.

Định nghĩa sản phẩm

Khi Tư duy hướng sản phẩm, các nhà thiết kế UX nên tìm đáp án cho những câu hỏi dưới đây trước tiên: Chúng ta cần giải quyết vấn đề gì? (Vấn đề người dùng). Chúng ta làm những việc này cho ai? (Khách hàng mục tiêu. Tại sao chúng ta làm như vậy? (Tầm nhìn). Chúng ta làm việc này như thế nào? (Chiến lược) và Chúng ta muốn đạt được cái gì? (Mục tiêu).

Chỉ sau khi trả lời được hết thì mới nghĩ về những thứ chính xác, cụ thể mà chúng ta đang làm (các tính năng).

Sức mạnh của Tư duy hướng sản phẩm

Tư duy hướng sản phẩm cung cấp cho nhà thiết kế lợi thế tạo đúng chức năng cho những người cần nó. Tư duy như vậy giúp thấu hiểu toàn bộ trải nghiệm người dùng của sản phẩm chứ không đơn tuần chỉ là Thiết kế Tương tác và Trực quan của các tính năng.

Nó đảm bảo nhà thiết kế giải quyết những vấn đề thực sự của người dùng và giảm rủi ro việc tạo nên một cái gì đó mà không ai muốn dùng. Nó cung cấp sức mạnh để thực hiện những quyết định đúng bất cứ khi nào nó đi kèm với tạo dựng các tính năng.

“Tạo các tính năng thì dễ, tạo các tính năng phù hợp với người cần nó mới là thách thức”

Tư duy hướng sản phẩm cho phép các nhà thiết kế UX hỏi đúng câu hỏi, tạo đúng tính năng và giao tiếp với những thành phần liên quan hiệu quả hơn. Nó cho phép nhà thiết kế nói “Không” hoặc đắn đo trước khi thêm tính năng mới.

Bất cứ khi nào một tính năng mới được yêu cầu hoặc ai đó có ý tưởng cho sản phẩm mới, các nhà thiết kế có thể hỏi đúng câu hỏi trước khi bắt tay vô phác thảo sản phẩm: “Nó có phù hợp với sản phẩm?”, “Nó có phục vụ đúng vấn đề thực sự của người dùng?”, “Mọi người có muốn hay cần nó không? – Hãy tìm hiểu điều này trước đã”. Như vậy sẽ giữ được cho sản phẩm gọn nhẹ và hiệu quả.

Kết luận

Tư duy hướng sản phẩm đảm bảo các nhà thiết kế tạo đúng chức năng cho đúng người và giải quyết những vấn đề thực sự người dùng gặp phải. Nó giúp họ có sức mạnh để thực hiện các quyết định đúng và nền tảng để tạo được những sản phẩm thành công khiến người dùng muốn sở hữu.

Tư duy hướng sản phẩm thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa Quản lý sản phẩm và Thiết kế UX dẫn đến tạo thêm sức mạnh cho sản phẩm. Đây là lý do tại sao Tư duy hướng sản phẩm chắc chắn sẽ là bước tiến hóa tiếp theo của Thiết kế UX.

Uyên Phương

Cùng chuyên mục
XEM