Cứ mắc sai lầm đi, không chết đâu mà sợ

26/11/2015 21:59 PM | Kinh doanh

Thành công trong kinh doanh thường được tạo dựng từ những quyết định đúng đắn. Nắm bắt cơ hội chính là lựa chọn tốt nhất nhưng không dễ để thực hiện.

Nhà viết kịch nổi tiếng Oscar Wilde đã tóm tắt khái niệm về hai từ kinh nghiệm đơn giản là đặt cho sai lầm của mình những cái tên. Vì chẳng có ai tạo dựng cơ đồ cho mình mà lại không mắc sai lầm được cả.

Doanh nghiệp mới mở đòi hỏi kỹ năng trong nhiều lĩnh vực từ kế toán đến chiến lược, tiếp thị, pháp lý, nhân lực để thiết kế sản phẩm, dịch vụ. Và khi doanh nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc nhân lực cũng tăng lên, người sáng lập ra công ty càng phải đảm nhiệm nhiều chức vụ hơn nữa.

Nhưng có một sự thật rằng hầu hết các CEO đều am hiểu mọi khía cạnh kinh doanh của họ. Nếu bạn là một trong số đó, bạn có chuyên môn thậm chí là một hoặc hai lĩnh vực thì bạn cũng có rất nhiều câu hỏi phải trả lời, nếu không có kinh nghiệm thì những năm tháng khởi nghiệp kinh doanh sẽ rất vất vả.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi có tới 80% các doanh nghiệp phá sản trong 18 tháng đầu.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không có gì quan trọng hơn là việc rút ngắn được con đường học hỏi và kinh doanh để có nền tài chính vững chắc. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà chủ các doanh nghiệp nên tránh, để nắm bắt được cơ hội thành công trong kinh doanh:

Không muốn mắc sai lầm

Thành công trong kinh doanh thường được tạo dựng do có những quyết định đúng đắn. Nắm bắt cơ hội chính là lựa chọn tốt nhất nhưng không dễ để thực hiện. Thay vào đó, một trong những trở ngại lớn nhất không phải là do thiếu thông tin hoặc kỹ năng, đó đơn giản chỉ là chủ doanh nghiệp không bước qua được cái tôi lớn nhất của mình.

Như bạn thấy, các nhà lãnh đạo xuất sắc luôn sẵn sàng "được" mắc sai lầm, họ có những ý tưởng tốt nhất mà không cần biết nó đến từ đâu. Nếu bạn muốn thành công trong công việc thì hãy cởi mở và lắng nghe. Làm được điều đó bạn có nhiều khả năng để làm những gì được coi là đúng cho doanh nghiệp của bạn.

Đối xử với tất cả mọi người như nhau

Học cách để quản lý con người là một kỹ năng mà cần có thời gian mới có thể làm được, nó không phải là khả năng thiên bẩm từ khi bạn được sinh ra. Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về các nhà quản lý đó là phải có phong cách riêng và yêu cầu người khác thích nghi với nó. Sự thật luôn là sự thật, đừng bao giờ thêm thắt bất cứ thứ gì.

Dù cho doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, nhân viên luôn là tài sản quan trọng nhất. Là một nhà lãnh đạo, công việc của bạn là làm thế nào để phát huy tối đa nhân lực của họ. Chính vì thế cần có thời gian để xác định làm thế nào để tạo động lức giúp từng nhân viên của mình phát triển.

Tuyển dụng quá nhanh

Các công ty lớn đầu tư rất nhiều thời gian vào quá trình tuyển dụng. Thông thường họ phỏng vấn mỗi ứng viên 8 hoặc 9 lần. Tại sao lại phải mất quá nhiều thời gian cho một vị trí tuyển dụng đơn giản như vậy?

Đơn giản họ hiểu rằng nếu tuyển dụng sai người thì sẽ lãng phí cả thời gian và tiền bạc. Các công ty nhỏ thường giới hạn các cuộc phỏng vấn, chỉ 1 hoặc 2 lần. Lần thứ nhất là làm bài test và lần thứ hai là quản lý sẽ trực tiếp phỏng vấn ứng viên. Đừng rơi vào cái bẫy đó.

Khi doanh nghiệp của bạn quy mô nhỏ, mỗi cá nhân đều có tác động rất lớn ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các kỹ năng về công việc là điều rất quan trọng để tạo ra đội ngũ nhân viên năng động và mạnh mẽ. Chính vì vậy hãy tuyển dụng một cách kỹ lưỡng, cần thiết thì có thể thử việc họ một vài tháng để đánh giá tình hình.

Không chịu thừa nhận điểm yếu của mình

Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu kể cả những người giỏi nhất. Một trong những sai lầm mà CEO thường hay mắc đó là bỏ qua những thiếu sót của mình. Bạn giỏi toán do đó bạn có thể đảm nhiệm cả vị trí kế toán trong công ty. Hoặc bạn tham gia một khóa học Luật trong quá trình học lấy bằng thạc sĩ và bạn tin là mình có đủ điều kiện để đánh giá những thỏa thuận pháp lý đơn giản.

Những nhà lãnh đạo đại tài hiểu rõ hơn ai hết những gì họ làm tốt và những gì không. Và họ bổ sung các kiến thức họ có như một giá trị để lựa chọn nhân viên phù hợp đảm nhiệm công việc này. Đừng cố gắng trở thành siêu anh hùng vì điều đó là không thể.

Không có kế hoạch

Hầu hết các doanh nghiệp được mở ra do người sáng lập có chuyên môn vững vàng trong một linh vực cụ thể. Đó là lợi thế rất lớn để cắt giảm tối thiểu thời gian học hỏi nhưng bước nhảy vọt từ một người bình thường lên đến vai trò quan trọng của quản lý hay kỹ sư để điều hành toàn bộ công ty thì quả thật không phải là dễ dàng.

Vì vậy cần có thời gian để lên kế hoạch. Trong một câu nói bất hủ của Benjamin Franklin có nói: “Nếu bạn không có kế hoạch tức là bạn đang chuẩn bị một kế hoạch thất bại dành cho mình.”

Thùy Dung

Cùng chuyên mục
XEM