Coca, Pepsi làm gì khi Chính phủ Mỹ chỉ ra 'tội đồ' lớn nhất gây ra bệnh béo phì?

11/01/2016 15:27 PM | Kinh doanh

70% người Mỹ tiêu thụ các sản phẩm chứa đường nhiều hơn mức giới hạn đề ra, trong đó phần lớn là uống nước ngọt.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo chỉ dẫn về cách ăn uống lành mạnh trong đó có nhiều điểm trái ngược với những gì mà hầu hết người Mỹ đang thực hiện.

Một trong những thay đổi lớn nhất là giới hạn nghiêm ngặt về tỷ lệ lệ tiêu thụ đường mỗi ngày của người Mỹ. Các chỉ dẫn đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ về thực phẩm nhiều đường và tư vấn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ các sản phẩm được cho thêm đường đường.

Hiện nay, 70% người Mỹ tiêu thụ các sản phẩm chứa đường nhiều hơn mức giới hạn đề ra, trong đó phần lớn là uống nước ngọt. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, khoảng một phần ba lượng calo hàng ngày của người Mỹ nhận được từ các sản phẩm bổ sung đường như từ soda và đồ uống có đường. Hai phần ba khác từ thực phẩm chế biến sẵn như snack, bánh ngọt, bánh mì và kem.

Tại sao mục tiêu hướng tới đường?

Trước khi đường là trở thành mục tiêu cảnh báo, chất béo được biết đến là kẻ thù số 1 đối với sức khỏe. Do đó từ thập niên 1980 và thập niên 90, các nhà sản xuất thực phẩm bắt đầu thay thế chất béo bằng các thành phần khác như đường.

Ngày nay, nghiên cứu khoa học được chỉ ra đường đặc biệt là các loại nước uống nhiều đường như soda có thể đem lại những nguy cơ tương tự.

Một tổng quan hệ tổng kết xuất bản năm 2006 các nghiên cứu trong 50 năm chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa lượng tiêu thụ đồ uống ngọt có đường với việc tăng cân, béo phì.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tìm thấy "bằng chứng mạnh mẽ cho các tác hại riêng từ nước ngọt, đặc biệt là soda, trong việc thúc đẩy tăng cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên." Kể từ đó, số lượng ngày càng tăng của nghiên cứu chỉ trích tác hại của đường.

Trong khi nhiều thực phẩm giàu đường tự nhiên, chẳng hạn như trái cây và sữa, cung cấp cho bạn với các chất dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh thì các loại đồ uống nhiều đường lại thiếu protein và chất xơ cần thiết để cân bằng tác động của đường. Kết quả là, đồ uống có đường như Coke hay Pepsi đang góp sức vào việc tăng cân của người tiêu dùng.

"Các mối quan hệ giữa nước ngọt và bệnh béo phì là cực kỳ mạnh mẽ," Marion Nestle, một giáo sư về dinh dưỡng và y tế cộng đồng tại Đại học New York đồng thời là tác giả của cuốn sách "Soda Politics" cho biết.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có thể làm gì?

Việc đưa ra bằng chứng về tác hại của đường sẽ giúp hạn chế thói quen uống nhiều nước ngọt của người Mỹ.

Trong năm 2013, khi vẫn còn đương nhiệm cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg đã cố gắng (và thất bại) khi cấm những đồ uống chứa quá nhiều đường. Cũng khoảng thời gian này, Berkeley thuộc California, đã thông qua thuế đánh trên đồ uống có đường hay như San Francisco gần đây tiến hành gán nhãn cảnh báo lên đồ uống nhiều đường. Hiện nay, 33 bang tại mỹ đánh thuế lên những sản phẩm này.

Ngoài hướng dẫn mới của Bộ Nông nghiệp Hòa Kỳ, hồi tháng 11, Cục quản lý dược và thực phẩm Hòa Kỳ- FDA công bố người Mỹ nên ăn và uống không quá 50 gram đường mỗi ngày, bằng lượng đường có trong một chai CocaCola..

Những thay đổi này có thể không có tác động ngay lập tức, nhưng có thể mang lại kết quả rất lớn trong dài hạn. Ví dụ, mức thuế 10% vào đồ uống có đường tại Mexico đá góp phần giảm 12% doanh số bán hàng của các loại đồ uống này.

Trong khi các nhà phê bình cho rằng điều này không phải là thay đổi lớn đủ để tác động lên sức khỏe người tiêu dùng, việc giảm 12% doanh số bán hàng chắc chắn đủ để ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất soda.

Hiện việc giảm tiêu thụ nước ngọt có đường của người tiêu dùng cũng đang là một xu hướng mạnh mẽ. Doanh số tiêu thụ soda tính trên đầu người đã giảm 25% kể từ năm 1998, một bài báo trên New York Times hồi tháng 10 cho biết.

Phản ứng của những ông lớn nước ngọt

Không ngạc nhiên khi ngành công nghiệp nước ngọt không mấy vui vẻ trong việc nỗ lực của chính phủ trong việc khiến khách hàng xa lánh họ. Hiệp hội nước giải khát Hoa Kỳ, nhóm vận động hành lang chính của ngành hiện đã đầu tư hàng triệu USD cho cuộc chiến chống lại luật đánh thuế và ghi nhãn đồ uống có đường.

Cho đến nay, những ông lớn trong ngành công nghiệp nước giải khát hiện đang cố gắng để bù đắp doanh thu bị mất bằng 2 cách: Thuyết phục người tiêu dùng rằng nước ngọt soda vẫn ổn và đầu tư vào các sản phẩm khác.

Nhiều người cũng lên án việc tài trợ nghiên cứu của Cocacola nhằm đưa ra các báo cáo nhấn mạnh vai trò tập thể dục trong khi xem nhẹ những thay đổi chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Công ty này từng hứa tăng độ minh bạch trong những hợp tác nghiên cứu về sức khỏe.

Bỏ vấn đề nghiên cứu sang một bên, nếu các công ty nước ngọt muốn thuyết phục mọi người tiếp tục uống soda, họ cần phải cắt giảm lượng đường và calo. Một cách để làm điều đó là làm cho kích thước sản phẩm nhỏ hơn. Nói cách khác, các công ty muốn kiếm tiền bằng cách bán ít soda hơn.


Các sản phẩm Cocacola, Pepsi cỡ nhỏ.

Các sản phẩm Cocacola, Pepsi cỡ nhỏ.

Trong khi lượng soda Mỹ tiêu thụ đã giảm, số lượng chai và lon nước ngọt bán ra vẫn gia tăng. Những lon và chai cỡ nhỏ lại tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho các công ty so với mẫu chai, lon truyền thống.

Việc cắt giảm kích cỡ giúp đáng kể cho các công ty nước ngọt "lách" ra khỏi quy định. Hiệp hội nước giải khát Hoa Kỳ đã cam kết trong năm 2014 sẽ cắt giảm 20% lượng calo cho tới năm 2025 nhưng không hề yêu cầu Cocacola hay Pepsi đưa ra một hàm lượng calo thấp hơn trong mỗi lon soda. Điều này chỉ có nghĩa rằng lon sẽ được thiết kế lại nhỏ hơn 20%.

Mặc dù vậy những gã khổng lồ như Cocacola, Pepsi cũng đã nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa và mở rộng các sản phẩm của mình ngoài đồ uống có đường. Giám đốc điều hành Pepsi Indra Nooyi từng với các nhà đầu tư hồi tháng 10 rằng chiến lược chỉ tập trung vào đồ uống có ga đã trở thành quá khứ.

Thay vào đó, Pepsi và các công ty lớn khác đang phát triển những đồ uống mới tốt cho sức khỏe. Năm nay, Pepsi đang tung ra các sản phẩm như nước uống Gatorade, nước Aquafina hương vị mới, và máy bán hàng các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tương tự như vậy, CocaCola sẽ ra mắt Minute Maid và nước uống Smartwater.

Nhiều sản phẩm của các hãng vẫn duy trì lượng đường cao (1 chai lớn Gatorade của Pepsi có lượng đường lớn hơn 50g giới hạn của FDA). Tuy nhiên, những cảnh báo của FDA và USDA chỉ thay đổi được phần nào quyết định của người Mỹ khi mua hàng, còn yếu tố then chốt quyết định tương lai của việc tiêu thụ soda lại nằm ở thói quen tiêu dùng, điều không thể thay đổi trong một sớm một chiều.

1 năm sau khi đánh thuế soda tại Mexico, ngoài việc dẫn tới giảm 12% doanh số các đồ uống bị đánh thuế, doanh số các loại đồ uống không bị đánh thuế cũng đã tăng 4%.Đó là cơ sở để những ông lớn ngành soda kỳ vọng vào việc gia tăng doanh số từ mảng đồ uống thay thế khác như thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Kim Thủy

Cùng chuyên mục
XEM