Chủ tịch Masan: "Bắt tay Singha, 1+1 phải bằng... 5"

25/12/2015 15:42 PM | Kinh doanh

Giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD vừa được kí kết cho phép Masan và Singha ngày 25/12 ngay lập tức mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống của hai công ty thành quy mô khu vực, với trọng tâm là các nước “inland ASEAN” (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào) với 250 triệu người tiêu dùng.

Giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD vừa được kí kết cho phép Masan và Singha ngày 25/12 ngay lập tức mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống của hai công ty thành quy mô khu vực, với trọng tâm là các nước “inland ASEAN” (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào) với 250 triệu người tiêu dùng.

Đại diện Tập đoàn Masan cho biết giao dịch này dự kiến sẽ giúp nâng tổng giá trị của Masan Consumer Holdings lên 4,2 tỉ USD và của cả Tập đoàn Masan lên 5 tỉ USD.

Masan là doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong các ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi, cà phê và đồ uống, còn Singha là công ty hàng đầu của Thái Lan trên thị trường bia và đồ uống không cồn với hoạt động kinh doanh thực phẩm đang tăng trưởng nhanh chóng.

Sự kết hợp hai nền tảng hàng đầu của Việt Nam và Thái Lan sẽ tạo vị thế vượt trội cho cả hai giành chiến thắng ở các thị trường đang tăng trưởng nhanh trong khối ASEAN khi người tiêu dùng ở đây khẩu vị, thị hiếu và sở thích tương đồng.

Với giao dịch này, 2 bên tin rằng có thể khai thác được thị trường của nhau. Masan có thể vươn sang thị trường Thái Lan còn Singha tấn công vào thị trường bia Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan, chia sẻ: “Quan hệ đối tác chiến lược giữa Masan và Singha là vô cùng độc đáo vì hiếm khi hai nền tảng hàng đầu trong khối ASEAN cùng hợp tác phát triển để tạo ra giá trị đột phá vượt trội. Đối với tôi, điều này có nghĩa là 1 + 1 = 5.”


Sản phẩm của Singha

Sản phẩm của Singha

Nhận định về mối quan hệ đối tác này, ông Palit Bhirombhakdi, Tổng Giám đốc của Singha Asia, cho rằng: “Tôi hoàn toàn tự tin rằng khi hợp tác với Singha, Masan sẽ được 65 triệu người tiêu dùng Thái Lan đón nhận nồng nhiệt.

Thị trường Thái Lan rất ưa chuộng những ngành hàng chính của Masan như nước mắm và cà phê Việt Nam nhờ hương vị và nguồn gốc đặc biệt. Ngược lại, nền tảng phân phối sâu rộng của Masan tiếp cận đến mọi ngóc ngách ở Việt Nam sẽ giúp Singha tiếp cận một thị trường 90 triệu người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và sẽ hỗ trợ Singha mở rộng các ngành hàng mới.”

Theo ông Palit Bhirombhakdi, Masan là chuyên gia trong nhà bếp còn Singha là chuyên gia trong phòng khách sẽ hỗ trợ hiệu quả cho nhau.

Ông Seokhee Won, Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan và Tổng Giám đốc của Công ty Masan Consumer, cho biết: “Kinh nghiệm của Masan đã chứng tỏ rằng nếu muốn giành được sự tin tưởng và yêu thích của người tiêu dùng, cần phải có một nền tảng vận hành mạnh mẽ được cấu thành từ hệ thống phân phối sâu rộng, kiến thức về thói quen tiêu dung địa phương, năng lực xây dựng thương hiệu vượt trội và sự xuất sắc trong sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và khẩu vị.

Với việc nắm giữ 33% cổ phần nhà máy bia sau thương vụ này, thị trường đầu tiên mà Singha nhắm tới cũng sẽ là thị trường thế mạnh từ lâu của hãng. Đó là bia. Trước mắt, Singha sẽ cử 2 người tham gia vào HĐQT Masan Consumers và 2 người vào HĐQT Masan Brewery.

Trước thương vụ này, thị trường bia Việt Nam cũng đánh dấu nhiều thông tin quan trọng: Sabeco muốn thoái vốn trong tương lai gần, bia Nhật, Mỹ liên tục đổ bộ vào Việt Nam. Với sự "góp vui" của bia Thái, thị trường bia Việt Nam trong thời gian tới hứa hẹn sẽ rất sôi động.

Duy Khánh

Cùng chuyên mục
XEM