Bí quyết kinh doanh thành công của những cựu chiến binh

24/02/2012 20:26 PM |

Thành công của các cựu quân nhân mang đến cho chúng ta một bài học: Dù ở bất kỳ cương vị nào, nếu biết nắm bắt cơ hội và tìm ra lợi thế cho mình, bạn sẽ đạt được thành công trong kinh doanh!

Một buổi tối cuối năm 2007, Robert Dyer ngồi cạnh đống lửa trại với một số bạn bè của mình, và họ chợt nảy sinh ý tưởng cho một doanh nghiệp. Sẽ chẳng có gì đáng chú ý nếu như đó không là đống lửa trại ở Afghanistan, và tất cả những người có mặt ở đó đều là những quân nhân tại ngũ của Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến. Ý tưởng của họ là để phát triển loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh.

"Thông thường, những nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực hiện sẽ kéo dài trong suốt một tuần, và chúng tôi phải mất từ năm đến sáu ngày để nhận tiếp tế, do đó, sẽ thuận tiện hơn nhiều nếu bạn có sẵn thực phẩm bên cạnh mình", Dyer nói. "Nhưng bạn vẫn cần phải duy trì phong độ chiến đấu tốt nhất, đối phương không quan tâm đến việc bạn không được chợp mắt cả đêm qua hay bạn đã ngưng chiến đấu trong thời gian dài. Vì vậy, một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất là thứ mà chúng ta cần”.

Thay vào nghiên cứu nhiều sản phẩm khác nhau, nhóm tập trung vào RuckPack – loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung năng lượng phù hợp với nhu cầu của những người lính và những người cần bồi bổ thể trạng. Dyer cùng với các đồng đội đã làm hết sức mình để biến ý tưởng này thành hiện thực. Gần đây, ông đã tìm được nhà đầu tư tại trường Naval Postgraduate ở Monterey, California


Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 của SBA Office of Advocacy, những người cựu chiến binh như Dyer có khả năng kinh doanh nhiều hơn 45% so với những người chưa từng đứng trong hàng ngũ quân đội. Trong năm 2007, những người cựu chiến binh sở hữu 2,4 triệu doanh nghiệp, chiếm 9% trong tổng số doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ, tạo ra 1,2 nghìn tỷ đô la thu nhập và tạo công ăn việc làm cho gần 5,8 triệu người. Cơ quan thuộc Chính phủ, các trường cao đẳng và đại học, và thậm chí cả khu vực tư nhân, đã ghi nhận cũng như tích cực hỗ trợ, đào tạo và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nhân cựu chiến binh. 

Lợi thế của cựu chiến binh

Hiện tượng các cựu chiến binh dễ xây dựng doanh nghiệp hơn những người khác đã được chứng minh bằng thực tế. Nghiên cứu của SBA đã chỉ ra rằng các cựu chiến binh có trên 20 năm phục vụ trong quân đội có xu hướng tự làm chủ cao hơn. Ngoài ra, theo ông Thomas J. Leney, Giám đốc điều hành Chương trình doanh nghiệp nhỏ của cựu chiến binh, Hội cựu chiến binh Mỹ thì môi trường quân đội cũng đào tạo và phát triển kỹ năng tổ chức và khả năng chịu rủi ro cho những người từng đứng trong quân ngũ.

Robert Dyer

Todd Fisher, một cựu chiến binh và là người sáng lập hai công ty công nghệ thành công cũng đồng ý với nhận định trên.  Trong môi trường quân đội, ông đã được đào tạo về điện tử và công nghệ truyền thông. Đó là “những bài học rất có giá trị” giúp ông điều hành MobileMD – doanh nghiệp chuyên cung cấp ứng dụng phần mềm về chăm sóc sức khỏe, và Intraprise Solutions, một công ty tư vấn phần mềm. 

Ngoài ra, Fisher còn biết cách học hỏi từ người khác, có được sự tự tin để điều hành một doanh nghiệp cổ phần. Đó cũng chính là lý do khiến ông luôn ưu tiên các cựu chiến binh khi tuyển dụng: Lúc mới thành lập, có đến 9/15 nhân viên của ông là là cựu chiến binh.

 "Quan điểm của tôi là lắng nghe bằng cả hai tai, và phát ngôn bằng một miệng", Fisher nói. “Con người chúng ta không tránh khỏi vấp phải những sai lầm, điều quan trọng là học hỏi từ chính những sai lầm đó, điều chỉnh và ứng biến, bởi vì mọi thứ luôn thay đổi. Đây là những nguyên tắc hoạt động trong công ty của chúng tôi".

Nhận trợ giúp

John Raftery, người đã từng phục vụ trong quân ngũ  từ năm 1999 đến năm 2003 và bị thương. Sau khi rời khỏi Thủy Quân Lục Chiến, ông đã tận dụng lợi ích GI Bill (ưu tiên trong giáo dục) để có được một tấm bằng về kế toán. Sau đó ông làm việc tại một công ty kế toán. Tuy nhiên, thất vọng vì cơ hội thăng tiến ít ỏi, ông bắt đầu để ý đến các cơ hội nhượng quyền.


Sau đó, Raftery tình cờ nhận được e-mail về khóa học miễn phí về kinh doanh của trường đại học Syracuse cho các thương binh (EBV), khóa học tập trung kéo dài một tuần giành cho các thương binh quan tâm đến việc xây dựng doanh nghiệp riêng. 

Trong năm 2007, sau khi tham gia chương trình, ông cảm thấy đủ tự tin để mở công ty Patriot Contractors ở Waxahachie, Texas. Lúc đầu, kế hoạch của ông là tập trung vào quản lý tài sản. Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy cơ hội phát triển trong lĩnh vực xây dựng và bắt đầu đấu thầu thực hiện các dự án lớn hơn.

Hiện tại, doanh nghiệp của Raftery có 22 nhân viên. Tháng 9 năm 2011, ông vinh dự được mời phát biểu trước Tổng thống Mỹ Obama như một tấm gương điển hình của doanh nhân cựu chiến binh. Công ty của ông còn được Hội cựu Chiến binh Mỹ chứng nhận là một doanh nghiệp của thương binh – danh hiệu mang lại cho ông những cơ hội nhận được những hợp đồng đặc biệt từ chính phủ cũng như khu vực tư nhân.

Trường Syracuse còn cung cấp khóa học khởi nghiệp tương tự cho các thành viên trong gia đình của các thương binh, đào tạo họ để bắt đầu các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ và chăm sóc cho các thương binh nặng, Haynie chia sẻ.

Ngoài ra, các cựu chiến binh còn có cơ hội vay vốn với lãi suất thấp từ chính phủ và cộng đồng. Dyer đã tận dụng chương trình vay vốn Patriot Express để mở rộng nhãn hiệu RuckPack và công ty mẹ Noots Nutrition. Bắt đầu bằng cách bán một loại viên uống bổ sung vitamin thông qua trang website, bây giờ ông đã có điều kiện thuê 10 nhân viên và phát triển sản phẩm chính của mình - nước uống dinh dưỡng. Ngoài ra, Dyer còn dành 10% lợi nhuận của mình cho các tổ chức từ thiện khác nhau.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM