Cảnh tượng kinh khủng của quốc gia có bãi rác lớn nhất thế giới

09/10/2016 15:00 PM | Xã hội

Tại chính thủ đô New Delhi của Ấn Độ hiện có khoảng gần 500.000 người đang sống chung với các bãi rác. Trong khi đó, nước này thải tới 2,9% số rác thải hàng ngày trên toàn cầu.

Nếu khách du lịch đi từ trung tâm thủ đô Delhi ra phía đông vùng Ghazipur, có lẽ họ sẽ phải bất ngờ với cảnh tưởng cả một núi rác bốc mùi hôi thối với hàng đàn chim săn mồi bắt chuột bay bên trên.

Những chất lỏng chảy ra từ bãi rác với mùi hôi khủng khiếp, khói khí methane dễ cháy bốc lên từ bãi rác khiến các nhà chức trách luôn phải đề phòng có những vụ cháy lớn từ bãi rác.

Ngay tại chính thành phố lớn nhất Ấn Độ là Mumbai, việc xử lý rác thải cũng đang trở thành vấn đề lớn khi công nhận dọn rác đình công do lương quá thấp.

Khoảng 500.000 người dân tại thành phố này phải sống gần các bãi rác.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề cốt lõi hiện nay tại Ấn Độ là ý thức của người dân.

Trong khi những quốc gia như Thụy Điển phải nhập khẩu rác để đốt sản xuất năng lượng thì Ấn Độ đang dần trở thành nơi “bẩn” nhất thế giới.

Bình quân, thế giới vứt khoảng 4,7 triệu tấn rác mỗi ngày và Ấn Độ chiếm tới 0,14 triệu tấn, tương đương 2.9%, qua đó vượt Trung Quốc để trở thành nước "bẩn" nhất thế giới.

Tổ chức ERI dự đoán lượng rác thải tại Ấn Độ có thể tăng gấp 5 lần vào năm 2047.

Thậm chí, các bãi rác dường như đã trở thành một phần tất yếu của một bộ phận dân cư tại Ấn Độ.

Các bãi rác giờ đấy trở thành nơi kiếm sống, chăn thả gia súc hay vui chơi của nhiều hộ dân sống xung quanh.

Đôi khi, các bãi rác tự bốc cháy do quá nhiều khí methane.

Rõ ràng, việc không có chính sách quy hoạch cụ thể cũng như sự chú trọng từ chính quyền địa phương đang dần biến Ấn Độ trở thành nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM