Cảnh báo chất lượng giáo dục Mỹ vì sinh viên Trung Quốc

04/06/2016 10:42 AM | Sống

Nhiều nhà quan sát lo ngại khi sinh viên Trung Quốc gian lận nhiều trong thi cử sẽ phá hỏng nền giáo dục đại học của Mỹ.

Ở Trung Quốc hiện nay, dưới sức ép về kinh tế, cộng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động đã khiến rất nhiều các phụ huynh Trung Quốc mong muốn con em mình có “chân” trong các trường đại học ở Mỹ.

Nhưng nếu muốn giành tấm vé vào các trường đại học, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển khắc nghiệt và nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái họ bước vào cuộc chiến đó nên chọn đi “con đường tắt” - gian lận thi cử.

Theo Viện Giáo dục Quốc tế, hơn 760.000 sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ, một phần ba trong số này đến từ Trung Quốc. Một số liệu thống kê khác cho biết, các sinh viên Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD tiền học phí và các khoản khác khi sống tại Mỹ.

Bằng cách khai thác nhu cầu ngày càng lớn của học sinh Trung Quốc và mong muốn thu lợi nhuận từ sinh viên nước ngoài của các trường đại học Mỹ, các công ty cung cấp dịch vụ “hỗ trợ” ngày càng phát triển.

Trên thực tế, không phải tất cả sinh viên Trung Quốc đều không trung thực nhưng hiện nó đang chiếm thành phần lớn.

“Thuê người thi hộ đã trở thành một thực tế phổ biến ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Khi quá nhiều sinh viên Trung Quốc muốn học tập ở Mỹ, thì việc những hành vi gian lận ngày một lan rộng ở đây là điều hết sức tự nhiên”, Terry Crawford, người điều hành một dịch vụ phỏng vấn qua video có tên là Initialview nhận định.

Hệ quả của sự gian dối này đã tác động không nhỏ đến hệ thống giáo dục đại học của Mỹ. Các quan chức thực thi pháp luật ở Mỹ đánh giá rằng, các công ty gian lận của Trung Quốc đang ập đến sát biên giới của nước này.

Khi Cánh cổng tới Mỹ ở Trung Quốc càng sôi động, thì ngành công nghiệp gian dối này càng phát triển, nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục Mỹ. Sẽ ra sao khi với những sinh viên học không thực chất khiến uy tín trường sụt giảm, đào tạo đi kém, đây là hiện trạng đáng báo động với giáo dục Mỹ hiện nay.

Theo Phương Anh

Cùng chuyên mục
XEM