Cận cảnh bộ lạc sống trên cây, cao tới 50m và tách biệt với loài người ngay tại Đông Nam Á

19/08/2017 20:59 PM | Sống

Tại Đông Nam Á, có một bộ lạc sống tách biệt với loài người, hàng trăm năm qua vẫn duy trì phong tục sống trên cây như một hình thức để tự vệ.

Với dân số chỉ khoảng 3000 người, địa bàn sinh sống chủ yếu là bên trong những cánh rừng già nằm ở phía đông nam tỉnh Papua của Indonesia, bộ lạc Korowai từ lâu đã được xem là một trong những bộ lạc bí ẩn nhất trên thế giới.

Cách đây 17 năm, nhiếp ảnh gia Eric Baccega đã thực hiện một chuyến đi đến thăm đến bộ tộc Korowai và đã ghi lại những hình ảnh vô cùng chân thật và ấn tượng về bộ lạc này.

Bộ lạc Korowai sống chủ yếu trong những cánh rừng già ở tỉnh Papua, thuộc địa phận Indonesia.

Theo những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Eric công bố có thể thấy, bộ lạc Korowai sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Khu vực họ sinh sống thường là những nơi rất khó có thể phát hiện được.

Nhà của bộ lạc Korowai thường được xây dựng rất cao, trên những ngọn cây cách mặt đất từ một vài mét cho đến cả chục mét. Nhìn từ xa, ngôi nhà như những tòa tháp vươn mình trên những cánh rừng nhiệt đới, bên dưới là hàng cột chống khẳng khiu nâng đỡ cho ngôi nhà.

Theo truyền thuyết, người Korowai xây dựng nhà như thế là để phòng tránh những cuộc tấn công từ các bộ lạc thù địch khác - những người thường lăm le bắt người trong bộ tộc về làm nô lệ hoặc kinh khủng hơn là bắt về để ăn thịt.

Nhiều người cho rằng bộ lạc Korowai là một bộ lạc ăn thịt người mặc dù vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về vấn đề này.

Giống như nhiều bộ lạc khác, ấu trùng luôn là món ăn không thể thiếu của bộ lạc Korowai.

Bộ tộc Korowai vẫn luôn giữ gìn những giá trị truyền thống có từ lâu đời. Những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, châm ngôn và các loại bùa chú vẫn được truyền lại cho đến ngày hôm nay. Họ luôn có niềm tin rằng tổ tiên đã chết của họ có thể trở về trần thế bất cứ lúc nào.

Nhiều nguồn tin cho rằng mãi đến năm 1970, người dân ở bộ lạc Korowai vẫn chưa ý thức được gì về sự tồn tại của thế giới bên ngoài cũng như những tộc người khác bên ngoài lãnh địa của họ.

Trong khi một số thổ dân dọn đến sống trong những ngôi làng thì vẫn còn rất nhiều người tiếp tục duy trì lối sống ở trên cây.

Một vài thị tộc trong bộ lạc nói rằng họ rất sợ người phương tây mặc dù họ chưa bao giờ được nhìn thấy những người này. Với bộ lạc Korowai những người ở thế giới bên ngoài đều được gọi là ‘ma quỷ’.

Tháng 3/1974, một nhóm các nhà khoa học đã tìm đến vùng đất này để nghiên cứu về bộ lạc Korowai và họ đã có cơ hội gặp gỡ một thành viên của bộ lạc. Đây cũng được xem là lần đầu tiên bộ lạc Korowai chính thức được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cụ thể là người phương tây.

Tháng 5/2006, Paul Rafeale - một hướng dẫn viên du lịch kiêm phóng viên đã đưa một đoàn làm phim của đài truyền hình đến để thực hiện một bài phóng sự về bộ lạc.

Vũ khí họ sử dụng để săn bắt thường rất thô sơ. Bộ lạc Korowai còn duy trì thói quen không mặc quần áo.

Thổ dân sẽ đục đẽo thân cây làm thành một chiếc cầu thành để di chuyển ra vào căn nhà của họ.

Tại đây họ đã tiếp cận với một người đàn ông trong bộ lạc, được nghe anh ta kể câu chuyện về đứa cháu trai 6 tuổi đang bị buộc tội là pháp sư và có nguy cơ sẽ bị ăn thịt trong thời gian tới để đền tội.

Trong một bài báo viết cho tờ Smithsonian, Raffaele đã nhận xét rằng : "Korowai là một trong số rất ít bộ tộc trên thế giới còn tin vào việc ăn thịt người. Hầu hết người Korowai vẫn sống mà không có nhiều hiểu biết về thế giới bên ngoài.

Kiến thức của họ chỉ gói gọn với những gì bên trong lãnh thổ và họ thường tỏ thái độ thù địch với những người khác. Một số người của bộ lạc nói rằng họ sẽ giết và ăn thịt những phù thủy nam mà họ gọi là Khakhua."

Mặc dù vậy, nhiều nhà nhân chủng học vẫn cho rằng tục lệ ăn thịt người đã không còn tồn tại trong cộng đồng người Korowai từ lâu.

Mặc dù sống trong những ngôi nhà làm bằng gỗ ở trên những ngọn cây nhưng những thổ dân của bộ lạc Korowai vẫn sử dụng lửa để sưởi ấm và nấu nướng.

Một số hình ảnh ấn tượng đã được nhiếp ảnh gia Eric Baccega ghi nhận lại trong chuyến viếng thăm cách đây 17 năm.

Theo Tuyết Nhung

Cùng chuyên mục
XEM