Căn bệnh đua đòi của người trẻ: Chạy theo tiêu chuẩn của người khác giống như đeo gông vào cổ, đừng để lâm vào cảnh cơ hàn vì cái mác sành điệu, chịu chơi

11/09/2019 10:16 AM | Sống

Con người ngày nay ngộ lắm: Nếu những người xung quanh mình nghèo khổ như mình hiện tại, ngay cả khi chúng ta sống trong một ngôi nhà cũ kĩ và dột nát, chúng ta vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Nhưng nếu có một người tốt hơn chúng ta một chút, ngay cả khi chúng ta đang có một gia đình thoải mái và đủ ăn đủ mặc, chúng ta sẽ có cảm giác bất hạnh vô cùng

Trong chương trình truyền hình, Đậu Văn Đào đã kể một câu chuyện như thế này: Anh ta  biết một chàng trai trẻ có mẹ làm kinh doanh nhưng gần đây làm ăn thất bát và mẹ anh ta lỗ khoản tiền lớn. Mỗi tháng, anh ta phải giúp mẹ trả nợ cho chủ nợ bên nước ngoài. Gia cảnh đã như vậy mà chàng trai trẻ vẫn cứ vung tiền qua cửa sổ. Một lần, anh ta đã chi hơn 32,5 triệu đồng để mua một chiếc áo khoác. Vào thời điểm đó, Văn Đào đã bị sốc khi biết giá và thốt lên: "Trời ơi, xót tiền quá!"

Khi Văn Đào nói điều này, anh ta đã có một thương hiệu trà sữa 5 năm trước. Những người không đủ khả năng mua chiếc áo như anh chàng này thì cho rằng anh này thật hào phóng, còn những người đủ hoặc dư tiền mua thì lại cảm thấy giá của chiếc áo rất "chát". Trên thực tế, cậu bé này chỉ là nạn nhân của một vụ "chạy đua đồ hiệu" với người khác, với họ thì chiếc áo gió 32,5 triệu đồng không là gì cả, đó chỉ là yêu cầu cơ bản thôi. Điều này không quá xa xỉ, mà là một điều kiện để anh trụ vững trong giới con nhà giàu này.

Căn bệnh đua đòi của người trẻ: Chạy theo tiêu chuẩn của người khác giống như đeo gông vào cổ, đừng để lâm vào cảnh cơ hàn vì cái mác sành điệu, chịu chơi - Ảnh 1.

Ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng cao, nên họ đòi hỏi những dịch vụ chất lượng cao. Nhiều gia đình muốn con mình học giỏi hơn con người ta nên tuyển giáo viên ngoài và đạt chuẩn để dạy con họ, đó là gia sư, giáo viên nước ngoài… Tiêu chuẩn của phụ nữ là phải có Lamer, Dior và LV. Tiêu chuẩn của nam là mức lương hàng tháng là 8 chữ số, có nhà, có xe… Tiêu chuẩn cho người cao tuổi là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng và đi du lịch. Trên thực tế, hầu hết đây chỉ là kết quả tiếp thị của nhiều thương nhân. Nếu công chúng không quan tâm, không có gì sai. Nhưng điều đáng sợ là những kiểu này bắt chúng ta làm nô lệ cho chúng.

Đồng nghiệp tôi thường nói rằng cô ấy sẽ cảm thấy cực kì lo lắng mỗi khi cô ấy livestream. Cho dù đó là một ứng dụng chia sẻ về làm đẹp, một vlog hay các clip hỏi gì đáp nấy của cô, vẫn có những người tốt hơn cô ấy mười hoặc thậm chí 100 lần. Họ không chỉ đẹp, họ còn rất giàu có và tự do. Họ đeo những chiếc túi xách phiên bản giới hạn, sống trong một ngôi biệt thự cao sang, có thể bay tới Paris chỉ để nuôi chim bồ câu… Mỗi lần nhìn thấy cuộc sống hào nhoáng của họ, đồng nghiệp tôi lại có một cảm giác mất mát và thất vọng lớn. Trong thời đại phổ biến thông tin như hiện nay, ngồi lướt facebook chúng ta có thể thấy quá nhiều câu chuyện như thế này.

Một khi dân văn phòng nhắc đến Lamborghini, họ sẽ nghĩ người ngồi bên trong to béo hoặc lịch lãm, mặc vest bước ra, hay cựu học sinh của trường được nhận vào Đại học Stanford, họ sẽ nghĩ là con nhà giàu hay con ông cháu cha, hoặc sinh ra từ vạch đích… Những câu chuyện này đầy trên mạng Internet có thể đưa chúng ta đến ảo tưởng rằng những người này đang sống cuộc sống lý tưởng, đáng mơ ước trong mắt chúng ta. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp phổ biến. Họ là thiểu số trong đám đông, bằng sự nỗ lực hơn nhiều người khác mới có được chứ không phải ai muốn cũng làm được.

Căn bệnh đua đòi của người trẻ: Chạy theo tiêu chuẩn của người khác giống như đeo gông vào cổ, đừng để lâm vào cảnh cơ hàn vì cái mác sành điệu, chịu chơi - Ảnh 2.

Đừng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những người phi thường trên internet mà ép bản thân phải leo thang nhanh chóng, hãy học tập họ hoặc lấy họ làm động lực để cố gắng từng bước. Ngay cả khi chúng ta có cùng điện thoại di động, túi xách và giày, chúng ta vẫn là người dân, không phải là Pharaoh trong kim tự tháp.

Một số tiêu chuẩn trên internet gây ra sự ảo tưởng cho người xem vì nó phi lý. Những người rất giàu có, có sắc đẹp, có xe hơi, đồ hiệu… nhưng chưa hẳn là do anh ấy hay cô ấy dùng tiền của chính mình để mua. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không đủ điều kiện như đám bạn của mình, bạn cũng có thể chi một ít tiền để mua hàng nhái cao cấp hoặc thuê một món đồ xa xỉ để không "bị quê" trước đám bạn. Dù chi phí này cao hơn một chút, nhưng ít nhất giữ thể diện cho bạn trong chốc lát. Từ giày, túi xách, đồng hồ, hoa tai, vòng đeo tay, dây chuyền, quần áo… giống như thật đến hoàn hảo. Ngay cả người bán cũng tuyên bố rằng bề ngoài giống hệt nhau.

Một điều nữa bạn cũng đừng ngạc nhiên, đó là hình trên mạng xã hội ai cũng đẹp nhưng khi ở ngoài đời thì chưa chắc đẹp như hình. Đây là lợi ích của các app chụp ảnh vi diệu. Nhờ các app này, bạn có thể biến màu đen thành màu trắng, biến xấu xí thành xinh đẹp và biến nam thành nữ. 

Chỉ cần bạn muốn, các app này có thể biến 10 điểm thành 100 điểm. 100 điểm này được tạo ra chỉ đơn giản là một ảo ảnh. Nhìn vào ảnh chụp bằng app, không ít người sẽ ngưỡng mộ rằng sao cô ấy hay anh ấy đẹp quá và chạy theo họ nhưng chúng ta không cần phải theo đuổi những điều này. Chỉ cần bạn có một chiếc điện thoại cài app chụp hình ảo là được thôi, quan trọng là nhân cách của bạn có đẹp không, có tốt không chứ không phải những tấm ảnh nghìn like trên mạng xã hội.

Đừng nghĩ rằng thế giới này cái gì cũng xấu, tiêu cực nhất, còn bạn là kém cỏi, thua thiệt nhất. Trong thực tế, những người được gọi là đàn ông và phụ nữ xuất sắc, có thể không tốt bằng bạn. Tiêu chuẩn là do mỗi người đặt ra khi nhìn vào một hiện tượng nào đó và sẽ không bao giờ kết thúc.

Căn bệnh đua đòi của người trẻ: Chạy theo tiêu chuẩn của người khác giống như đeo gông vào cổ, đừng để lâm vào cảnh cơ hàn vì cái mác sành điệu, chịu chơi - Ảnh 3.

Tại sao bạn không nên chạy theo các tiêu chuẩn này một cách mù quáng?

Lý do rất đơn giản. Không có tiêu chuẩn nào là bất biến. Khi chúng ta theo đuổi nó, chúng ta có thể vô tình trở thành nô lệ của chúng.

Trước đây, ở Nhật Bản đã có hiện tượng người dân đã chạy theo golf rất mù quáng. Vào thời điểm đó, golf rất phổ biến ở Nhật Bản, là biểu tượng của bản sắc và địa vị của người thuộc giới thượng lưu. Để có được coi là người thành công, mọi người bắt đầu mua gậy đánh golf. Những người không có tiền sẽ không ngần ngại mua nó dù cho có đi vay nặng lãi. Tất nhiên, hầu hết mọi người chỉ mua để trưng, để những người không mua được trầm trồ, khen ngợi thậm chí là đồn thổi. Bản thân người sở hữu bộ dụng cụ đánh golf thậm chí chả bao giờ đến sân golf. Nhưng đối với họ, như thế là đủ, bởi vì trong mắt họ, giá trị của cái mác sành điệu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế của bộ dụng cụ đánh golf. 

Tuy nhiên, điều trớ trêu là, sau khi chi một khoản tiền lớn cho việc mua gậy golf, thì tiêu chuẩn lại thay đổi. 

Lần này, họ không chỉ đánh giá xem có câu lạc bộ golf tốt hay không, mà còn là vật liệu và thương hiệu của gậy chơi golf có nổi tiếng không. Sau khi mọi người đã cay đắng đốt tiền vào cuộc đua này, ngưỡng tiêu chuẩn lại thay đổi. Lần này nhắm vào túi nào đựng đồ chơi bộ môn này, đôi giày nào mang khi chơi golf, quần áo, v.v … Trong quá trình không ngừng nâng cấp tiêu chuẩn, người không may nhất là người bình thường. Họ luôn nghĩ rằng họ có thể thành người thuộc giới thượng lưu, nhưng họ đã bị cuốn vào một cái hố đốt tiền không đáy. Vật giá thì leo thang, những món đồ vốn đã xa xỉ nay lại càng xa xỉ hơn, tiền mượn ngày một nhiều hơn dẫn đến nợ nần nhiều hơn.

Cho đến cuối cùng, cái mà họ cho đó là hợp thời đại, đúng mốt, sành điệu hóa ra lại chẳng phải là sự đàng hoàng và nhân phẩm, mà chỉ là đốt một khoản tiền lớn mua những thứ không mấy vần thiết hàng ngày và đôi khi là những thứ cả đời không bao giờ sử dụng.

Thực tế thật kỳ lạ, khi chúng ta cố gắng hết sức để theo đuổi cái gọi là tiêu chuẩn, kể từ phút giây đó, chúng ta đã cam tâm tình nguyện trở thành nạn nhân của cuộc chạy đua. Bạn không chỉ không thể bắt kịp xu thế, mà ngay cả trong cuộc rượt đuổi này, những mất mát cũng nặng nề và khó giải quyết hơn.


Chu Đức Dung có một cuốn truyện tranh nổi tiếng - "Khi tôi nhảy xuống từ tầng 11".

Đó là về một người phụ nữ đã tự tử bằng cách nhảy lầu trên tầng 11. Trong lúc cô nhảy, cô đã nhìn thấy:

Cặp đôi nổi tiếng ngôn tình ở tầng 10 đang đánh nhau.

Peter, người luôn mạnh mẽ ở tầng 9, đang thầm khóc.

Amei trên tầng 8 nhìn thấy chồng chưa cưới của mình ngoại tình với người bạn thân nhất.

Dandan trên tầng 7 đang uống thuốc chống trầm cảm

Axi đang thất nghiệp và đang sống ở tầng 6, mua 7 tờ báo mỗi ngày để tìm việc làm.

Wang trên tầng 5 đang ăn cắp đồ nội y của vợ.

Rose trên tầng 4 chia tay bạn trai.

Aber trên tầng 3 mong đợi ai đó đến thăm anh mỗi ngày.

Lily trên tầng hai vẫn đang xem di ảnh chồng của cô ấy, người chồng đã mất tích được nửa năm.

Lúc này, người phụ nữ này nhận ra rằng:

"Trước khi tôi nhảy lầu, tôi đã nghĩ rằng mình là người xui xẻo và bất hạnh nhất thế giới. Bây giờ tôi biết rằng mọi người đều có một nỗi khổ riêng mà tôi không biết. Sau khi tôi chứng kiến câu chuyện của họ, tôi đột nhiên cảm thấy rằng tình cảnh của mình thực sự tốt hơn họ nhiều

Tất cả những người tôi vừa thấy đang theo dõi tôi bây giờ, họ sẽ cảm thấy rằng họ sẽ sống tốt hơn sau khi thấy tôi tự tử.

Hầu như hạnh phúc của mọi người đều có được thông qua so sánh mình với người khác, với số đông. Con người ngày nay ngộ lắm. Nếu những người xung quanh mình sống một cuộc sống nghèo khổ như mình bây giờ, ngay cả khi chúng ta sống trong một ngôi nhà cũ kĩ và dột nát, chúng ta vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Nhưng nếu có một người tốt hơn chúng ta một chút, ngay cả khi chúng ta có một gia đình thoải mái và dễ chịu, chúng ta sẽ có cảm giác bất hạnh vô cùng. Đó là hiện thực của xã hội hiện đại.

Nguồn: 360docs

Bút danh: Tịnh Kỳ

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM