Cảm thấy tự hào về việc ngày làm 12 - 18 tiếng là dấu hiệu của người thất bại

10/12/2018 13:35 PM | WeLearn

Musk tự hào rằng mình làm việc hơn 17 tiếng mỗi ngày trong nhiều tuần liền nhưng anh ta đâu đã thay đổi được thế giới!

Thao thao bất tuyệt về việc ngày mình làm nhiều giờ thế nào chẳng phải việc gì ấn tượng cả. Đó chẳng phải dấu hiệu của sự cần cù hay biểu hiện của kẻ dẫn đầu. Điều này lẽ ra nên được coi như một dấu hiệu đáng xấu hổ về mặt chuyên môn. Thật lòng mà nói, bạn chẳng có gì đáng tự hào cả.

Giờ đây, có vẻ việc khoe khoang bản thân làm việc quá sức trở nên phổ biến. Người ra dường như quên mất những ngày thiếu ngủ để dành thời gian ngồi lì ở văn phòng và nghĩ rằng đó là niềm tự hào. Giám đốc điều hành của Twitter, Omid Kordestani từng nói: "Chúng tôi chỉ tối đa hóa mọi thời gian có thể trong phạm vi của mình."

Còn Don Melton, người phát triển Safari của Apple nói: "Khi bạn nghe những câu chuyện tưởng như ngày tận thế về việc Tim Cook đi làm từ nửa đêm và rời khỏi công ty rất muộn, đó chẳng phải câu chuyện bộ phận PR thêu dệt đâu. Nhân viên của Apple thực sự làm việc chăm chỉ như vậy."

Và dĩ nhiên, chỉ mới hồi tháng trước, vị thánh cuồng công việc, Giám đốc điều hành của Telsa, Elon Musk đã tuyên bố rằng: "Chẳng ai có thể thay đổi thế giới nếu chỉ làm việc 40 giờ mỗi tuần". Ông nói rằng mình đang làm việc 120 giờ mỗi tuần và tuyên bố trên Twitter rằng làm việc 80 - 100 giờ mỗi tuần là điều cần thiết để thay đổi thế giới.

Như vô số nghiên cứu đã chỉ ra, điều đơn giản này chẳng hề đúng. Khi làm việc quá 55 giờ mỗi tuần, năng suất lao động giảm dần khi thời gian làm việc càng dài. Trung bình thì, những người làm việc 70 giờ mỗi tuần đạt được kết quả nhiều khi không bằng một đồng nghiệp chỉ làm việc 55 giờ mỗi tuần.

Cảm thấy tự hào về việc ngày làm 12 - 18 tiếng là dấu hiệu của người thất bại - Ảnh 1.

Rõ ràng là, ta có thể thấy, Musk tự hào rằng mình làm việc hơn 17 tiếng mỗi ngày trong nhiều tuần liền nhưng Musk đâu đã thay đổi được thế giới. Điều này làm chúng ta nhớ đến nhà sinh học Charles Darwin, người làm việc 4 giờ mỗi ngày hay người sáng lập của Hoa Kỳ Benjamin Franklin, người nghiêm khắc với kế hoạch ngày làm 8 giờ. Đúng là Telsa là người tiên phong đưa ngành công nghiệp ô tô điện phát triển nhưng như trường hợp của AltaVista. Đó là cỗ máy tìm kiếm đầu tiên nhưng chẳng có ai nói rằng "Tôi sẽ AltaVista nó cho bạn cả"

Thật là một điều tốt đẹp nếu Telsa có thể làm ra những chiếc xe giá cả phải chăng và thay thế hoàn toàn động cơ đốt trong, nhưng điều đó lại chẳng xảy ra. Tương tự, SpaceX có thể mở ra nhiều cơ hội nếu làm tên lửa giá rẻ hơn nhưng chúng ta cũng chưa thấy điều đó. Cuối cùng, nếu Musk có thể tạo ra các thuộc địa trên sao Hỏa thì thế giới đã thay đổi rồi. Lúc đó, tôi tin rằng chúng ta chẳng còn phải nghe kể chuyện Musk bỏ bữa sáng hay ngủ ít nữa, bởi lúc đó anh ta sẽ có thứ ấn tượng hơn để tự hào.

Hầu hết mọi người thì chẳng có mục tiêu cao cả như Musk. Nhưng cùng một nguyên tắc sẽ áp dụng cho tất cả mọi người về thời gian họ làm việc: Nếu làm một điều gì đó thực sự đáng kinh ngạc, họ sẽ không cần phải nói về đạo đức làm việc để thể hiện giá trị của mình. Nếu một kế toán đang làm tốt công việc quản lý tài sản công ty, sẽ không có ông sếp nào quan tâm việc cô ta 5 giờ đã về hay ăn trưa quá giờ cả. Điều này xảy ra tương tự với một tác giả có những cuốn sách bán chạy, nhà khoa học tầm cỡ thế giới hay các chính trị gia: Nếu bạn chạy được mục tiêu thì mọi vấn đề khác chẳng còn quan trọng nữa.

Chỉ khi thành tích ở mức tàm tạm khiến bạn phải nhấn mạnh đến sự tận tụy trong công việc của mình. Hoặc là bạn không đạt được thành quả công việc nên phải phóng đại số giờ làm việc để người khác thấy bạn chăm chỉ đến mức nào, và chẳng ai có thể đạt được thành tích như vậy. Điều này chỉ mang đến hiệu quả như một sự khoa khoang.

Vậy nếu chúng ta đã biết làm việc nhiều không thể dẫn đến những kết quả tốt hơn thì tại sao có nhiều người lại nghĩ làm việc quá sức là một điều tốt? Nhờ có Kito giáo mà xã hội phương Tây coi làm việc như một hoạt động liên quan đến sự đau khổ, khiến người ta đến gần với Chúa hơn. Mặc dù, hiện nay nhiều suy nghĩ tiêu cực bị tôn giáo bác bỏ nhưng thời gian lamg việc dài vẫn giữ được vị thế đáng giá. 

Khi Musk nói rằng bạn chỉ có thể thay đổi thế giới nếu làm việc 80 giờ mỗi tuần, anh ta không đưa ra một lập luận nghiêm túc mà chỉ khẳng định rằng làm việc nhiều hơn sẽ tốt hơn. Chính vì vậy, những người hay khoe khoang về công việc đang vô tình tiết lộ sự tận tâm của họ một cách lỗi thời và thiếu suy nghĩ. Những nhà lãnh đạo thực sự không cần phải khẳng định giá trị của họ bằng việc nhấn mạnh sự tận tụy của mình trong công việc. Họ còn nhiều việc tốt hơn để làm.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM