Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới

10/08/2019 13:17 PM | Sống

Rất khó khăn mới gặp được nhau nhưng vào thời điểm này, cả hai lại phải đối mặt với một vấn đề mới, đó là Vu Phương Lai, vợ của Trương Học Lương.

Số đông phụ nữ sẽ dễ phải lòng những soái ca đẹp trai, tuy nhiên, vẻ bề ngoài không phải lúc nào cũng tương xứng với con người thật sự bên trong. Nếu cứ "trông mặt mà bắt hình dong" có thể khiến ta thất vọng như chơi. Thế nhưng ngoại lệ vẫn thường xảy ra và mối nhân duyên kỳ lạ dưới đây là một ví dụ.

Trong những hỗn loạn của thế kỉ 20, lịch sử đã ghi lại chuyện tình đẹp nhất mà cũng ngang trái nhất của Trương Học Lương và Triệu Nhất Địch.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 1.

Triệu Nhất Địch còn được gọi là hoa hậu Triệu Sĩ, có nhan sắc và sự thông minh hơn người. Bà là con út trong gia đình có 4 anh chị em, sinh ra ở Hồng Kông. Đồng thời là một người phụ nữ độc lập và rất hiện đại. Chính vẻ đẹp thanh lịch và trí tuệ xuất chúng của bà đã chạm được vào trái tim chàng thiếu soái đa tình Trương Học Lương.

Theo quan niệm hiện đại thì bà được coi là " tiểu tam ", là kẻ phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác. Nhưng trong chế độ đa thê thời bấy giờ của Trung Quốc không ai tố cáo kẻ thứ 3. Hơn nữa, bà tự nguyện và trót say đắm người đàn ông đào hoa Trương Học Lương nên đã không ngần ngại từ bỏ tất cả.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 2.

Nhan sắc kiều diễm của Triệu Nhất Địch

Năm đó bà 16 tuổi, ông 27 tuổi. Khi gặp nhau ở buổi khiêu vũ tại Thiên Tân họ đã bị đối phương thu hút. Trong mắt ông, bà sôi nổi và đáng yêu tựa như một làn gió mới tưới mát con đường chông gai mà ông sắp phải bước tới. Còn với bà, ông toát ra một sự trưởng thành và ổn định. Vào khoảnh khắc ấy Trương Học Lương và Triệu Nhất Địch đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Ở tuổi 16, lứa tuổi hồn nhiên, và tình yêu cũng trong sáng như bầu trời xanh kia. Chính vì tình yêu mơ mộng trong lòng, bà từ bỏ thân phận một tiểu thư đài các mà kiên quyết đi theo tiếng gọi trái tim. Mặc dù khi ấy bà đã có đính ước với người khác còn ông thì đã có vợ. Điều đó không thành vấn đề với một người yêu thích sự tự do và không quá coi trọng hôn nhân như Triệu Nhất Địch. Nên mặc dù ông không thể cho bà một đám cưới như bà mong muốn nhưng bà vẫn sẵn lòng đi theo chàng trai trẻ.

Từ bỏ cả gia đình để đổi lại 70 năm không danh phận

Sau cái chết của cha mình, Trương Học Lương trở thành thống đốc cao nhất của vùng Đông Bắc, phải gánh nhiều trọng trách lớn lao nên việc gặp gỡ tình yêu không hề dễ dàng. Vào một ngày đẹp trời tháng 9 năm 1929, ông mời bà Triệu đến Thẩm Dương chơi. Triệu Nhất Địch quyết định lấy cớ thăm bệnh Trương Học Lương, một mình đi đến Thẩm Dương. Là một tiểu thư khuê các nên hành vi của bà không khác gì bỏ trốn, cha bà - Triệu Khánh Hoa vô cùng tức giận, công khai đăng báo đoạn tuyệt quan hệ cha con với Triệu tiểu thư. Vì một người đàn ông mà cha con họ dần xa cách.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 3.

Rất khó khăn mới gặp được nhau nhưng vào thời điểm này, cả hai lại phải đối mặt với một vấn đề mới, đó là Vu Phương Lai, vợ của Trương Học Lương. Nhưng thật may mắn, bà Vu là một người đức độ và rộng lượng. Bà chấp nhận " em gái mưa " của chồng. Nhưng bà không cho phép Triệu Nhất Địch có danh phận mà chỉ để Triệu làm thư ký riêng của chồng mình.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 4.

Trên thực tế, Triệu Nhất Địch không phải không thấy đau buồn về số phận hẩm hiu của mình, nhưng chỉ bằng cách này, bà mới có thể ở bên người yêu. Nên dù có thế nào bà cũng sẵn sàng đối mặt và quyết tâm ở lại.

Năm 1930, con trai của bà và Trương Học Lương là Trương Lư Lâm ra đời như một trái ngọt chứng minh tình yêu chân thành của họ. Chứng kiến tất cả, vợ Trương Học Lương đã cảm động. Cùng với tấm lòng thông cảm và thấu hiểu, Vu Phương Lai đã xây dựng một ngôi nhà nhỏ cho Triệu để tiện chăm sóc con nhỏ. Kể từ đó, hai người phụ nữ coi nhau như chị em, chia ngọt sẻ bùi và chia luôn cả một người chồng. Mặc dù không có danh phận nhưng vẫn có những người thân yêu bên cạnh và trái tim Triệu cảm thấy hạnh phúc, vậy là đủ.

Người quen thiên hạ nhiều vô kể, tri kỷ nhân gian được mấy người?

Hạnh phúc chẳng tày gang, không bao lâu sau, nguyên soái trẻ bị Tưởng Giới Thạch bắt giam. Bà một mình ở Thượng Hải với con trai nhỏ đợi vợ cả Vu điều trị bệnh từ nước ngoài trở về. Tuy nhiên, trái tim bà không thể nguôi ngoai khi luôn nghĩ về Trương Học Lương đang bị giam cầm nơi phương xa. Vì vậy, bà đã hy sinh một lần nữa như bà của năm 16 tuổi. Chịu đựng tất cả nỗi đau của một người mẹ, bà đã giao phó con trai nhỏ cho một người bạn của Trương Học Lương tận bên Mỹ, và sau đó đến Quý Châu để chăm sóc ông tại một nơi sâu thẳm và hoang vắng.

Kể từ đó, bà trở thành người bạn đồng hành trong sự nghiệp giam cầm lâu dài của ông.

Trong suốt hơn 10 năm bị cô lập với thế giới nhưng bà luôn một lòng một dạ chăm sóc Trương Học Lương. Bất chấp những khó khăn của cuộc sống, Triệu tiểu thư vẫn giữ được vẻ đẹp của một quý cô nổi tiếng. Làm móng tay, sơn móng tay, chải chuốt tỉ mỉ và thậm chí còn học làm may. Mọi xiềng xích cũng chẳng làm tâm hồn cô tiểu thư khuê các mất đi sự lạc quan, yêu đời. Chỉ cần hai trái tim nương tựa vào nhau, lửa tình có thể sưởi ấm mọi lạnh lẽo và xua tan mọi gian khổ.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 5.

Vào tháng 10 năm 1957, họ cuối cùng đã được trả tự do và chấm dứt cuộc sống bị giam cầm hơn nửa thế kỷ.

Năm 1964, người vợ chính thức Vu Phương Lai đã vô cùng cảm kích trước tình cảm của cô Triệu dành cho chồng mình. Bà đã chủ động ly hôn với Trương Học Lương, để anh toàn tâm thực hiện tình yêu của mình với cô Triệu. Vào ngày 4 tháng 7 cùng năm, Triệu Nhất Địch và Trương Học Lương đã chính thức kết hôn tại Đài Bắc. Sau 36 năm sánh vai bên nhau mà không có một danh phận nào, cuối cùng bà cũng đợi được tới ngày này, ngày mà bà đã có được điều thiêng liêng nhất đối với một người phụ nữ.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 6.

Có người nói: "Trong 3 người: Trương Học Lương, Vu Phương Lai và Triệu Nhất Địch, không có ai thua cuộc về tình cảm". Bởi hành động của Vu Phương Lai vô cùng cao thượng. Tuy nhiên, sự hy sinh của bà Triệu cũng là duy nhất trên đời. Và chàng trai được mệnh danh là một trong "bốn người đàn ông đẹp nhất " của Trung Hoa Dân Quốc kia có cho mình hai người phụ nữ đặc biệt như vậy quả thật không có gì phải hối tiếc. Mọi người thường nói tìm được tri kỉ trên đời này không hề đơn giản, nhưng thay vì có được một, Trương Học Lương đã có những hai người bạn tâm tình trong cuộc đời.

Cái kết cho kẻ thứ 3 đáng thương nhiều hơn đáng trách

Ai đó đã từng than thở rằng bà Triệu quá yêu ông Trương, yêu đến mức mù quáng, liệu có đáng? Bà thậm chí không hề nghĩ tới bản thân, chỉ luôn coi chồng là niềm hạnh phúc duy nhất cho tới tận khi kết thúc sinh nhật lần thứ 100 của mình.

Đây là điều bà cam tâm tình nguyện, là điều ý nghĩa nhất bà có được thì hà cớ gì không dốc lòng vun đắp. Mặc kệ dân tình thế thái ngoài kia thế nào, bà sống cuộc đời của mình không hề làm điều gì có lỗi với ai, và hẳn nhiên tháng năm chẳng bao giờ bạc đãi kẻ hữu tình.

Thế nhưng nhiều năm cực khổ đã làm sức khỏe bà Triệu suy yếu. Năm 2000, lúc 11h sáng ngày 22 tháng 6, Triệu Nhất Địch đã trút hơi thở cuối cùng.

Ở phía bên kia của chiếc giường là Trương Học Lương - người chồng mà bà nhất mực trân quý. Ông ngồi trên xe lăn và hai tay nắm chặt, nhìn chằm chằm vào người phụ nữ đã ở bên ông rất lâu, không nói một lời.

Cái kết của nàng tiểu thư khuê các chấp nhận làm kẻ thứ 3 để đổi lấy 70 năm không danh phận, cuối đời mới được mặc váy cưới - Ảnh 7.

Cho đến cuối cùng, không hề có nước mắt trong mắt ông. Người ta nói rằng nỗi buồn là kết thúc, không có nước mắt để tuôn rơi là vì nước mắt đã chảy xuống tận đáy lòng rồi. Không để bà chờ lâu, một năm sau ông cũng đi theo bà để bầu bạn.

Cuộc đời người đàn bà mang thân phận thứ 3 ấy sao mà truân chuyên đến thế! Trải qua biết bao nhiêu sóng gió, dập vùi của số phận, đến cuối đời bệnh tật lại hành hạ, đâu có cho mình được mấy phút an yên. Ai bảo bà si tình, bà chọn cách yêu không thể nhẹ nhàng hơn. Thôi thì sau tất cả, những điều chân thành nhất cũng được người đời công nhận, âu mọi thứ coi như số phận an bài.

Nguồn: Sohu

Theo Hain

Cùng chuyên mục
XEM