Cách dạy con ngoan ngoãn, vâng lời mà không cần đánh mắng hay quát nạt

06/12/2016 07:05 AM | Sống

Trẻ em nên trải nghiệm những hậu quả của việc cư xử kém của chúng. Nhưng không phải là trừng phạt.

“Làm sao để con mình nghe lời?”, “Có nên phạt con không?”- Đây hẳn là những câu hỏi hóc búa mà ông bố bà mẹ nào cũng phải suy nghĩ.

Theo tiến sĩ Haim Ginott - nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ trị liệu cho trẻ em và nhà giáo dục về phương pháp làm cha mẹ: “Trẻ em nên trải nghiệm những hậu quả của việc cư xử kém của chúng. Nhưng không phải là trừng phạt”. Ông cảm thấy rằng trong một mối quan hệ yêu thương chăm sóc thì không có chỗ cho sự trừng phạt.

Vậy phải làm sao nếu đứa trẻ cứ liên tục không nghe lời. Vấn đề của sự trừng phạt nằm ở chỗ nó không có tác dụng, đó chỉ là một hình thức gây xao nhãng, và thay vì trẻ cảm thấy hối lỗi cho những gì nó đã làm và nghĩ đến việc sửa chữa như thế nào thì nó lại bận tâm với những ý tưởng trả đũa.

Nói cách khác, bằng cách trừng phạt trẻ, chúng ta thực sự cướp đoạt của nó quy trình rất quan trọng, quy trình diễn biến nội tại đối mặt với hành vị cư xử kém cỏi của chúng.

Vậy thay cho trừng phạt, bố mẹ nên làm gì? Không cần đợi đến lúc con mình mắc lỗi, bố mẹ có thể ngăn ngừa căng thẳng xảy ra bằng cách lên kế hoạch trước.

Ví dụ mẹ và con có thể vừa chơi vừa đóng vai như đang đi siêu thị. Qua đó người mẹ có thể điểm lại những quy ước về cách xử sự đúng mực trong siêu thị và theo khía cạnh nào đó con cũng đang tiếp thu những điều bố mẹ mong muốn truyền tải. Trong những trường hợp không có sự chuẩn bị cũng như không có đủ năng lượng để xử lý tình hình thì sau đây là những giải pháp thay thế cho sự trừng phạt.

1. Chỉ ra một giải pháp hữu ích

Đứa trẻ chơi xong và vứt lung tung khắp nhà, thay vì la mắng thì bạn có thể đề nghị cùng dọn dẹp cùng mẹ nào.

2. Dứt khoát bày tỏ sự không đồng ý nhưng không tấn công cảm xúc của trẻ

Nếu đứa trẻ đi siêu thị cùng mẹ nhưng chạy nhảy nghịch ngợm, bố mẹ nên bày tỏ dứt khoát “ Mẹ không thích con nghịch ngợm như thế, con làm thế sẽ làm phiền những người đi mua hàng”

3. Đề xuất sự lựa chọn

Cách giải quyết khác cho đứa trẻ nghịch ngợm là đưa ra sự lựa chọn “con không được chạy nhảy như thế, mẹ cho con chọn hoặc là bước đi nhẹ nhàng hoặc ngồi lên xe đẩy’

4. Hành động

Một giải quyết khác cho người mẹ là đưa ra hành động luôn: “mẹ thấy là con đã quyết định ngồi vào xe rồi đấy”. Trong nhiều trường hợp quyết định hành động là một lựa chọn sáng suốt.

5. Để trẻ nếm trải hậu quả do hành vi cư xử kém của chúng

Nếu đứa trẻ không nghe lời thì vào lần tiếp theo đi siêu thị bạn hãy để nó ở nhà. Có thể nó sẽ hỏi vì sao thì bạn có thể nói lí do và nếu đứa trẻ xin lỗi và xin đi theo thì bạn có thể nói rằng “còn nhiều cơ hội nhưng hôm nay mẹ sẽ đi một mình”. Điều đó sẽ khiến đứa trẻ suy nghĩ về những hành động của nó và sẽ ngoan hơn.

6. Nêu rõ niềm mong đợi

Nếu đứa trẻ mắc lỗi, hãy bình tĩnh đừng la mắng hay trừng phạt, bố mẹ nên bày tỏ niềm mong đợi của mình “ bố mẹ mong con rút kinh nghiệm lần này và không tái phạm nữa”

Diệu Bảo

Cùng chuyên mục
XEM