Các nhà khoa học tiết lộ con người đang sống trong thế giới ảo do máy tính điều khiển

10/08/2016 19:19 PM | Công nghệ

Sẽ ra sao nếu bạn chỉ là vật thể nghiên cứu của một thí nghiệm khoa học được thiết lập bởi hệ thống máy tính và bộ não của bạn được đặt trong những chiếc lọ hình trụ như bộ phim The Matrix (Ma trận) năm 1999?

Một câu hỏi lớn mà con người đã luôn đấu tranh để tìm kiếm câu trả lời từ rất lâu trước khi bộ phim The Matrix (Ma trận) ra đời đó là liệu con người đang tồn tại hay chỉ đang sống trong một thế giới ảo mô phỏng?

Trong khi chúng ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác nhất, mới đây một chuyên gia đã "vượt qua đầm lầy triết học” để giải quyết những tranh cãi về việc liệu có phải chúng ta chỉ có bộ não đặt trong những chiếc lọ hình trụ? Laura D'Olimpio, giảng viên Triết học đến từ Đại học Notre Dame (Australia) cho rằng ít nhất chúng ta có thể chắc chắn một điều là chúng ta vẫn đang tồn tại.

Bạn sẽ ra sao nếu thực tế bạn đang không ở nơi mà bạn vẫn nghĩ? Bạn chỉ là vật thể của một thí nghiệm khoa học do một bộ óc thiên tài “quỷ dữ” điều khiển? Bộ não của bạn bị tách rời khỏi cơ thể và chúng được đặt trong những chiếc lọ hình trụ có chứa chất dinh dưỡng để duy trì sự sống trong các phòng thí nghiệm? Và các dây thần kinh não được kết nối với một siêu máy tính cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin và cảm giác về cuộc sống thường ngày?

Bạn vẫn nghĩ rằng mình đang sống trong thế giới thực với một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nhưng liệu bạn có đang tồn tại thật không? Bạn có còn là chính bạn? Liệu thế giới mà bạn đang sống có phải chỉ là tưởng tượng hay một trò mô phỏng của “quỷ dữ”?

Liệu những gì chúng ta thấy trong bộ phim The Matrix có phải là sự thật?

Theo nhà khoa học Donald Hoffman, rất có thể tất cả chúng ta đều đang bị lừa. Thế giới mà bạn đang sống thực tế chỉ là ảo tưởng. Ông tin rằng những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh chỉ là ảo ảnh của một ma trận phức tạp và bí ẩn.

Điều này nghe giống như một cơn ác mộng nhưng không ai có thể dám chắc rằng đó không phải là sự thật. Bạn có chứng minh được rằng bạn có một bộ não thực sự, chứ không phải bộ não đặt trong một chiếc lọ hình trụ có chứa chất dinh dưỡng?

Trong cuốn sách được xuất bản năm 1981 mang tên "Reason, Truth and History" (tạm dịch: Lý do, Sự thật và Lịch sử), nhà triết học Hilary Putnam đã đề cập khái niệm về bộ não người đặt trong những chiếc lọ hình trụ. Trên thực tế, từ năm 1641, nhà tâm lý học người Pháp René Descartes đã đưa ra khái niệm về bộ óc của “quỷ dữ”.

Mặc dù những thí nghiệm này đều được xem là giả tưởng nhưng vẫn có điều đáng lo ngại khi chúng xuất phát từ mục đích thực sự. Các nhà tâm lý học muốn tìm ra câu trả lời liệu những gì chúng ta vẫn tin có phải là sự thật và đang phản ánh cuộc sống xung quanh ta hay không?

Nhà tâm lý học Descartes cho rằng cách tốt nhất để làm điều này chính là nghi ngờ tất cả mọi thứ và đưa ra khái niệm mới cho những thứ chúng ta đã biết. Với phương pháp tiếp cận “hoài nghi” này, ông tuyên bố rằng nền tảng của sự thật nằm ở những thứ chắc chắn và đáng tin cậy, chứ không thể ở sự nghi ngờ.

Nếu bạn là một người tìm kiếm sự thật một cách thực sự, bạn phải biết nghi ngờ ít nhất một lần trong đời, thậm chí nếu có thể, hãy nghi ngờ tất cả mọi thứ” – ông nói.

Từ quan điểm của Descartes, các nhà tâm lý học cũng đặt ra câu hỏi: Liệu con người có đang thực sự tỉnh táo hay đang sống trong những giấc mơ và đang bị điều khiển bởi một bộ óc “quỷ dữ” nào đó?

Khái niệm về não người đặt trong những chiếc lọ hình trụ không phải là một khái niệm xa lạ bởi chúng đã từng được đề cập trong bộ phim The Matrix năm 1999 và bộ phim Inception của đạo diễn Christopher Nolan năm 2010.

Bằng việc quan sát các thí nghiệm trên màn ảnh, người xem có thể bước vào thế giới giả tưởng và khám phá những ý tưởng triết học một cách an toàn. Chẳng hạn, khi xem The Matrix, chúng ta có thể cùng với Neo (do Keanu Reeves thủ vai) khám phá ra thế giới bình thường thực ra chỉ là một ma trận giả lập từ máy tính và cơ thể con người được kết nối với những chiếc lọ hình trụ chứa đầy chất lỏng để duy trì sự sống.

Mặc dù vẫn còn khá nhiều tranh cãi nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng chúng ta vẫn đang tồn tại bởi cái “TÔI” sẽ không bao giờ bị nghi ngờ. Kết quả này cũng là một điều an ủi khi bạn dám nói “Tôi nghĩ tôi vẫn là chính mình”.

Rất có thể bạn có bộ não đựng trong một chiếc lọ hình trụ và những gì bạn đang trải qua bây giờ thực tế chỉ là thế giới mô phỏng từ chương trình máy tính do những thiên tài “quỹ dữ” lập nên. Nhưng hãy cứ yên tâm, ít nhất bạn vẫn đang biết suy nghĩ!

Vũ trụ sẽ không tồn tại nếu chúng ta ngừng quan sát

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc cho thấy ranh giới giữa thế giới thực và ý nghĩ chủ quan của con người đang bị mờ nhạt đi. Khi các nhà vật lý quan sát các nguyên tử ánh sáng, những gì họ nhìn thấy phụ thuộc vào cách họ thiết lập thí nghiệm.

“Con người có thể đo đếm được mọi thứ. Ở cấp độ lượng tử mà nói, thực tế sẽ không tồn tại nếu bạn không nhìn vào nó” – Phó Giáo sư Andrew Truscott thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo Lưu An

Cùng chuyên mục
XEM