Các nhà khoa học khám phá ra dưới đáy đại dương có một cái hồ úp ngược, tiếp nước cho một thác nước cũng chảy ngược!

03/01/2019 09:21 AM | Khoa học

Khu vực mạch thủy nhiệt lớn vừa được khám phá, mới được đặt tên và đầy những sinh vật biển chưa ai biết tới.

Dưới đáy Vịnh California là một thế giới hải dương hoàn toàn mới mẻ và không ít phần kì lạ. Cả một hệ sinh thái như tới từ thế giới khác mới được các nhà khoa học Mỹ và Mexico khám phá ra. Dự án hợp tác giữa hai nước nhằm tìm hiểu những bí ẩn của khu vực thủy nhiệt chưa từng được nghiên cứu, nằm tại Lòng chảo Pescadero, gần Bán đảo Baja.

Các nhà khoa học khám phá ra dưới đáy đại dương có một cái hồ úp ngược, tiếp nước cho một thác nước cũng chảy ngược! - Ảnh 1.

Hang ngầm Jaich Maa với cái hồ ngược.

Nền đáy biển nơi đây xuất hiện những hố "phun ra dung dịch nhiệt độ cao", lớp trầm tích nóng "đầy thứ dầu màu vàng và mùi sulfide giống mùi trứng thối nồng nặc". Các nhà nghiên cứu cũng thu được những thước phim quay lại một cái hồ ngược, thác nước ngầm dưới lòng biển, tạo thành nhờ dung dịch cực nóng phun ra từ một mạch thủy nhiệt, tụ lại tại miệng của một hang ngầm.

Cảnh tượng thì có thể đẹp, nhưng nhiều khả năng mùi của chúng không dễ chịu chút nào: khu vực ngầm dưới lòng đại dương này có mùi trứng ung được đun nóng.

"Đáy biển sâu thẳm vẫn là một trong những miền đất chưa được khám phá nằm chính tại Hệ Mặt Trời của chúng ta", Robert Zierenberg, nhà nghiên cứu và cũng là giáo sư danh dự tại Đại học California Davis nói.

"Bản đồ của thế giới ta đang sống còn không chi tiết bằng Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa và Mặt Trăng, bởi rất khó vẽ được một cái bản đồ đáy biển chính xác".

Đội ngũ nghiên cứu đặt tên cho mạch thủy nhiệt mới là Jaich Maa, nghĩa là "kim loại lỏng" trong tiếng bản địa vùng Bán đảo Baja.

Các nhà khoa học khám phá ra dưới đáy đại dương có một cái hồ úp ngược, tiếp nước cho một thác nước cũng chảy ngược! - Ảnh 2.

Khu vực mạch thủy nhiệt Jaich Maa.

Một trong những yếu tố khiến Jaich Maa đặc biệt hơn những nơi khác là hang Tay Ujaa – có nghĩa là "hang lớn" trong tiếng địa phương, là một hang canxit ngầm khổng lồ. Nó có một bể nước lớn có tính kim loại cao – hiệu ứng gây ra bởi mạch thủy nhiệt có nhiệt độ cực cao. Bể nước này ngược và khi nước trào ra ngoài rìa bể, nó sẽ tạo thành một thác nước ngược. Một cảnh tượng hiếm thấy.

Toàn bộ hình ảnh nơi đây được chụp lại bằng thiết bị điều khiển từ xa.

Các nhà khoa học khám phá ra dưới đáy đại dương có một cái hồ úp ngược, tiếp nước cho một thác nước cũng chảy ngược! - Ảnh 3.

Giun ống Oasisia.

Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp: hệ sinh thái không thể hoàn thiện nếu không có sinh vật sống. Bằng thiết bị điều khiển từ xa, các nhà khoa học cũng lấy về những sinh vật có vẻ ngoài vô cùng khác lạ, đơn cử như con vi khuẩn màu xanh biển Xenoturbella, được so sánh với "một cái tất bị vo lại". Các nhà khoa học tự tin nói trước: họ sẽ sớm xác định những loài sinh vật mới nhờ công nghệ phân tích ADN.

Các nhà khoa học khám phá ra dưới đáy đại dương có một cái hồ úp ngược, tiếp nước cho một thác nước cũng chảy ngược! - Ảnh 4.

Một loài vi khuẩn bí ẩn chưa có danh tính.

Mạch thủy nhiệt nóng tới hơn 260 độ C vẫn là ngôi nhà của vô số những loài sinh vật khác. Bởi khả năng chống chịu tuyệt vời – được cả nhiệt độ cao lẫn độ độc hại trong nước – các nhà khoa học rất thích thú khám phá những loài vật sống tại mạch thủy nhiệt ngầm dưới lòng biển. Chúng là bằng chứng cho thấy ở những hành tinh có nước xa xôi , nhiều khả năng có sự sống ngoài Trái Đất, sống bằng những mạch thủy nhiệt ngầm không khác Trái Đất là bao.

Theo Dink

Từ khóa:  khoa học
Cùng chuyên mục
XEM