Các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng tới ngành bia Việt Nam như thế nào?

29/08/2017 15:24 PM | Kinh tế vĩ mô

Các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp hạ chi phí đầu vào sản xuất của ngành bia mà còn biến Việt Nam trở thành bàn đạp bành trướng khu vực Đông Nam Á, châu Á- Thái Bình Dương của các hãng bia ngoại.

Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy những giọt bia đầu tiên trên thế giới xuất hiện từ khoảng 7000 năm về trước và ngày càng trở nên phổ biến tại các khu vực có khí hậu thích hợp cho việc trồng ngũ cốc. Sở dĩ như vậy bởi đầu vào của chuỗi giá trị ngành bia cần các nguyên liệu cơ bản là: malt, hoa bia và ngũ cốc. Ba nguyên liệu chính này tuy chỉ chiếm gần 20% COGS nhưng đóng vai trò quyết định đối với chất lượng và hương vị bia thành phẩm.

Hiện tại ở Việt Nam do ngành sản xuất các nguyên liệu này trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp bia nội địa phải nhập khẩu phần lớn malt, hoa bia và men bia từ các nguồn cung nước ngoài.

Theo tính toán của công ty chứng khoán FPT, với việc phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, tỷ trọng các nguyên liệu này trong COGS của các hãng bia tại Việt Nam lớn hơn con số chung của thế giới rất nhiều (từ 70-90%). Đặc biệt là malt chiếm 33% cơ cấu giá vốn. Hoa bia tuy chỉ chiếm 2% COGS nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng quyết định hương vị bia. Riêng gạo, loại nguyên liệu có sẵn trong nước, là loại ngũ cốc thay thế được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất bia tại Việt Nam, chiếm đến 6% COGS.

Với đặc thù ngành bia trong nước nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là với các nước châu Âu, Úc, Trung Quốc đã giúp giảm thuế nhập khẩu của các mặt hàng malt, hoa bia, men bia từ các quốc gia cùng ký kết hiệp định.

Tổng hợp của FPTS cho thấy hiện có 8 hiệp định thương mai tự do ảnh hướng tới ngành bia Việt Nam như sau:


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Theo như Thông tư số 164/2013/TT-BTC Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, thuế suất nhập khẩu của malt, hoa bia và men bia lần lượt là 5%, 5% và 7%.

Với các hiệp định TMTD kể trên, thuế suất nhập khẩu nguyên liệu cho ngành bia đã được giảm xuống đáng kể, với mức thấp nhất là 0%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước nhập được nguyên liệu với giá thấp hơn, giảm thiểu được chi phí trong khâu đầu vào.


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Thế nhưng tự do hóa thương mại cũng mang lại nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước. Cụ thể, khi các FTA được ký kết và các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, Việt Nam, với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, chi phí sản xuất và nhân công thấp, trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào trong nước.

Điều này tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp bia nội địa, có phần thua kém hơn về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ sản xuất… so với các hãng bia khác như Heineken, Carlsberg, AB-Inbev…

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu bia vào Việt Nam cũng được cắt giảm thông qua một số FTA xuống chỉ còn 5%. Sắp tới đây, theo cam kết trong Hiệp định TMTD Việt Nam – EU (28) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan (thuế nhập khẩu còn 0%) theo lộ trình 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bia nhập khẩu sẽ đổ bộ mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam trong những năm sắp tới, đặc biệt là các loại bia từ thị trường EU, gia tăng thêm áp lực cạnh tranh cả về chủng loại và chất lượng sản phẩm cho ngành.


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Hoạt động xuất khẩu bia của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội phát triển, đặc biệt là sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc ( với thuế suất nhập khẩu 5%) và châu Âu (nhờ vào hiệp định EVFTA, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU được sự kiến sẽ tăng khoảng 10% đến năm 2025).

Điều này càng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn trong mắt các hãng bia ngoại không chỉ bởi tiêu thụ nội địa mà còn là bàn đạp để phát triển và bành trướng ra toàn khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM