Các chuyên gia nhận định: Lạm phát có thể trở lại vào cuối năm 2017 này!

02/07/2017 09:36 AM | Kinh tế vĩ mô

Theo các chuyên gia nhận định thì hiện lạm phát ở mức 4,15%. Đỗ trễ của chính sách, diễn biến giá khó lường ở cuối năm có thể kéo làm phát không đạt mực tiêu đề ra là 4%

Sáng hôm 30/6 vừa qua, hội thảo "Diễn biến giá cả thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017" đã diễn ra tại Hà Nội.

Đánh giá chung về giá cả thị trường 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Duy Thiện, đại diện Cục Quản lý giá cho biết rằng tình hình về cơ bản là ổn định, không có nhiều tình trạng thiếu hàng, tăng giá hàng đột biến xảy ra.

Vị này cũng nhận xét rằng việc kiểm soát lạm phát đã được thực hiện khá tốt theo mục tiêu đề ra. Những số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2016 - một con số rất gần với mục tiêu 4% mà Chính phủ đặt ra.

Tuy nhiên, đó mới là diễn biến của lạm phát ở vào 6 tháng đầu năm. Kinh nghiệm lịch sử đều cho thấy rằng ở mỗi năm, chỉ số CPI sẽ trùng xuống ở quý III nhưng sẽ vọt lên ở quý IV cuối năm. Vì thế, việc lạm phát năm nay có đạt được mục tiêu 4% hay không vẫn cần đặt một dấu hỏi.

Vì thế, ở một chia sẻ khác, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã nhắc đến điều này. Ông này giải thích rằng CPI đang tăng ở mức quá mục tiêu là do lương cơ bản của các đối tượng hưởng lương ngân sách tiếp tục được điều chỉnh tăng từ 1/7.

Đồng thời, một số hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý đã tiếp tục được điều chỉnh tăng giá theo lộ trình, ví dụ như phí y tế, giáo dục, giá điện sinh hoạt, giá nước… tăng giá sẽ giúp người dân được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, tuy nhiên ông An khuyến cáo, với độ trễ của chính sách tăng giá, thì mức lạm phát vượt 4% có thể trở lại với nền kinh tế

òn theo PGS TS Ngô Trí Long, để thực hiện tốt mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng, Việt Nam cần xác lập kịch bản giá cho từng mặt hàng trong rổ hàng hóa tính lạm phát.

Ông Long cho rằng, lạm phát trong những tháng tiếp theo rất khó có thể hạ dưới mức chỉ số tăng giá tiêu dùng bình quân 4%, khi mà nhu cầu về tiêu dùng tăng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đặt ra.

“Để chỉ số CPI tăng bình quân từ mức 4,47% xuống còn 4% vào cuối năm đòi hỏi CPI phải được kiểm soát ở mức thấp trong thời gian tới”, ông Long nhận định.

Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM