Các CEO Việt Nam nghĩ gì về quan điểm "Core business" của doanh nghiệp suy cho cùng là tiền?

17/01/2018 08:43 AM | Kinh doanh

Trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp nào hay doanh nhân nào thì Core business rất quan trọng.

Cách đây không lâu, trong một cuộc thảo luận giữa các CEO của những doanh nghiệp nổi tiếng Việt Nam gồm VPBank, MP Logistics, tập đoàn Thành Thành Công, khái niệm rất quen thuộc với bất kỳ doanh nghiệp: Core Business lại trở thành nội dung trao đổi khá thú vị. Có ý kiến cho rằng rằng Core của doanh nghiệp chính là money (tiền). Chỗ nào có tiền thì đầu tư vào? Liệu có nên giữ core business hay vươn ra lĩnh vực khác?

Theo CEO Nguyễn Đức Vinh của VP Bank, hiện nay chúng ta đang hoạt động trong một môi trường đang thay đổi quá nhanh với nhiều thách thức. Những thách thức trong quá khứ từ quy định, chính sách cũng tiếp tục đóng vai trò lớn nhất. Nhưng theo ông Vinh thách thức lớn nhất đến từ công nghệ, làm thay đổi cách thức kinh doanh hiện nay. Ông Vinh đặt câu hỏi liệu "có phải Core mãi mãi như ngày xưa không?, core của ngân hàng có phải ngân hàng nữa không?".

Quan điểm của ông Vinh cho rằng nói ngân hàng tài chính truyền thống thì vẫn có nhưng nên mở rộng quan điểm là ngành phục vụ người dân. Đó là ngành hướng tới data industry (ngành dữ liệu) theo hướng hiện đại. Những công nghệ sẽ thay đổi ngành ngân hàng trong thời gian tới. Ngành ngân hàng có còn đóng vai trò cho vay truyền thống nữa không? Ông Vinh cho rằng ngành ngân hàng cần hướng tìm những cơ hội làm thế nào cung cấp giá trị cho cộng đồng người tiêu dùng.

Và khái niệm khách hàng như trước đây cũng có sự thay đổi. Theo ông Vinh khái niệm có 10 triệu hay 30 triệu khách hàng có giá trị ít đi. Khách hàng hiện nay là khách hàng của chung, khách hàng thực sự khi đưa đến cho họ giá trị. Ông Vinh cũng cho rằng sự dịch chuyển khách hàng ngày nay rất lớn. Khái niệm về core cũng thay đổi, mở rộng sang khái niệm khách hàng, data từ đó thay đổi cách vận hành của doanh nghiệp.

Về phía CEO Đặng Văn Thành của tập đoàn Thành Thành Công, theo quan điểm chủ quan của ông, trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp nào hay doanh nhân nào thì Core business rất quan trọng. Theo ông Thành, mình phải quan tâm lĩnh vực đó có thu nhập căn bản để chúng ta có điều kiện nắm bắt cơ hội để phát triển thêm. Bởi doanh nhân là doanh nhân, cơ hội đến, đầu vào đầu ra, công tác quản trị phải ứng dụng đúng, nhưng cái căn bản nhất cái core phải có. Ông Thành lấy ví dụ core của tập đoàn Thành Thành Công hiện tại là mía đường, nhưng đến năm 2020 có thể đưa năng lượng thay thế cho core cũ. Lời khuyên của ông Thành là chọn lĩnh vực nào đó căn bản trên con đường thực hiện chiến lược của mình.

Ngoài ra ông cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam nên tập dần, tiếp cận dần đa ngành, đa sở hữu. "Các bạn tự tin đi, chọn một mô hình để quản trị nó", ông cho biết. Doanh nghiệp lớn thế giới sản xuất từ đồ chơi trẻ em đến máy bay. Theo vị doanh nhân này, phân tán rủi ro tốt và quan trọng nhất vẫn là quản trị. Nắm giữ core nhưng cơ hội đến, đã là doanh nhân là phải nắm bắt.

Là một nữ doanh nhân trong ngành phải đối đầu với những công ty đa quốc gia hàng đầu như DHL,.. bà Đặng Minh phương cũng chia sẻ thủa mới thành năm 1995 lập MP Logistics cũng làm đủ nghề. Tuy nhiên sau 5 năm rút từ câu nói của người xưa “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, MP tập trung vào logistics để thành công như hiện nay. Với bà Phương, Core rất quan trọng với doanh nghiệp. Theo đó hoạt động nào đem lại thu nhập cao nhất thì mọi đầu tư, chỉ số, con số tài chính đều được thể hiện ra và MP chọn làm gì có biên lợi nhuận cao nhất.

Bà Phương cũng cho rằng trong một thế giới thay đổi như hiện nay đương nhiên phải tập trung vào core business và phải có 1 mức thu nhập rất ổn định để có cơ hội đặt bàn tay của mình vươn ra lĩnh vực khác tạo thêm giá trị cho core busniess hiện tại.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM