Cả thế giới thành "chúa chổm" - Nợ công cao nhất mọi thời đại

02/05/2018 22:12 PM | Xã hội

10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới lại đang gánh một lượng nợ lớn chưa từng có. “Núi nợ đã vượt gấp đôi GDP toàn cầu”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết. Trung Quốc được cho là “nguyên nhân” đứng sau mức nợ khổng lồ này.

Theo công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện nay thế giới đang chìm trong nợ nần với tổng số nợ chiếm đến 225% GDP toàn cầu, con số này còn lớn hơn cả đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Trung Quốc được cho là “nguyên nhân” đứng sau mức nợ khổng lồ này.

Trung Quốc đã chiếm gần ba phần tư số nợ mới gia tăng nợ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Còn Nhật Bản và Mỹ chiếm hơn một nửa số nợ toàn cầu.

Cả thế giới thành chúa chổm - Nợ công cao nhất mọi thời đại - Ảnh 1.

Biểu đồ hiển thị khoản nợ toàn cầu khổng lồ mà Trung Quốc chiếm 43% sự gia tăng nợ


"164.000 tỷ là một con số khổng lồ", Vitor Gaspar, người đứng đầu bộ phận tài chính của IMF nói. "Chúng ta đang nhìn thấy những rủi ro hiện ra lờ mờ trên đường chân trời bởi mức nợ công và tư nhân cao."


Khoản nợ này có thể khiến các quốc gia phải thắt lưng buộc bụng và trả nợ khó khăn hơn nếu điều kiện tài chính thắt chặt, theo quỹ.


IMF cho biết nguyên nhân của khoản nợ khổng lồ này là do sự suy thoái kinh tế và chính sách đối phó của các nước trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, sự lao dốc của thị trường giá cả hàng hóa vào năm 2014 cũng như sự tăng trưởng tiêu dùng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển có thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân khác.

Nói về Mỹ, ông Gaspar đưa ra dự đoán rằng: “Kích thích tài chính xảy ra khi nền kinh tế gần như bão hòa và sẽ giữ thâm hụt tổng thể trên 1 nghìn tỷ đô la (năm phần trăm GDP) trong ba năm tới.”

Theo IMF, 19 quốc gia đã đạt hoặc vượt xa trần nợ của họ trong năm nay. Trong năm 2017, hơn một phần ba các nền kinh tế phát triển có nợ trên 85% GDP. Trong khi năm 2000, số các nền kinh tế phát triển có mức nợ công 85%GDP chỉ bằng 1/3.

IMF khuyến cáo các quốc gia nên có hành động để xây dựng lại bộ đệm tài chính của mình và có thể tăng chi tiêu trong thời gian khó khăn sắp tới. Quỹ cũng đã thúc giục Hoa Kỳ, nước mà thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ vượt qua 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 nhằm "cân đối lại" chính sách tài khóa của mình để mức nợ của chính phủ giảm xuống trong trung hạn.

Theo Mỹ Linh

Cùng chuyên mục
XEM