Bùng nổ start-up của Trung Quốc đã đến hồi kết: Nhân viên bất bình vì văn hoá làm việc "996", công ty nhỏ sa thải nhân sự vì hết vốn, công ty lớn như Alibaba tạm ngừng tuyển dụng

10/10/2019 08:29 AM | Kinh doanh

Giờ đây, một thế hệ nhân viên công nghệ của Trung Quốc đang phải đối mặt với một thực tế mới, khi ngành công nghiệp này trải qua sự sụt giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Tình trạng suy thoái kinh tế Trung Quốc lan rộng và cuộc chiến thương mại với Mỹ đã "dập tắt" sự bùng nổ start-up ở nước này.

Các start-up lần lượt sa thải nhân viên vì... hết vốn

Terry Hu từng làm việc tại một start-up phát triển game tại Bắc Kinh. Lần đầu tiên anh cảm nhận được những rắc rối là khi sếp không còn xuất hiện. Sau đó, kho dự trữ miễn phí cho người dùng - gồm thẻ quà tặng, đồ chơi, cũng hết. Nhà sáng lập của công ty cuối cùng cũng phát biểu rằng khoản tài trợ cho công ty đã cạn kiệt.

Sau đó, Hu và khoảng 2/3 đồng nghiệp của mình bị sa thải, anh chia sẻ. Hu nói và từ chối không tiết lộ tên công ty: "Ông ấy nói rằng chúng tôi là những người giỏi nhất, sáng giá nhất, rằng chúng tôi có thể quay trở lại làm việc vào một ngày nào đó. Điều đó thực sự nhảm nhí." Hu đã mất đến 3 tháng để tìm được một công việc tại trung tâm tiếng Anh, không liên quan đến lĩnh vực công nghệ đã từng rất hấp dẫn. Anh nói: "Tôi đã học được một bài học."

Giờ đây, một thế hệ nhân viên công nghệ của Trung Quốc đang phải đối mặt với một thực tế mới khi ngành công nghiệp này trải qua sự sụt giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Tình trạng suy thoái kinh tế Trung Quốc lan rộng và cuộc chiến thương mại với Mỹ đã "dập tắt" sự bùng nổ start-up ở nước này. Những "ông lớn" ở Trung Quốc hiện tại chỉ huy động được 32,5 tỷ USD qua các thương vụ đầu tư mạo hiểm tính đến năm 2019, trong khi con số của năm ngoái là 111.8 tỷ USD, theo số liệu từ Preqin.

Theo đó, tỷ lệ mất việc gia tăng và các hoạt động tuyển dụng cũng chậm lại. Theo nền tảng tuyển dụng Zhaotin, những bài đăng về việc làm trong lĩnh vực internet và thương mại điện tử đã sụt giảm khoảng 13% trong quý II. Ngoài ra, xu hướng thành lập liên doanh của các doanh nhân cũng không còn hồ hởi như trước, do đó tốc độ phát triển start-up đã trì trệ hơn.

Bùng nổ start-up của Trung Quốc đã đến hồi kết: Nhân viên bất bình vì văn hoá làm việc 996, công ty nhỏ sa thải nhân sự vì hết vốn, công ty lớn như Alibaba tạm ngừng tuyển dụng - Ảnh 1.

Người lao động chán nản vì cường độ công việc quá lớn

Lời hứa hẹn về tương lai đối với người lao động cho nền văn hoá làm việc không ngừng nghỉ ở quốc gia này - là làm việc chăm chỉ và bạn sẽ giàu nhanh chóng, giờ cũng không còn tác dụng. Trong nhiều năm, nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc đã chấp nhận lịch làm việc "996" (làm từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần và làm thêm bất kỳ khi nào nếu được yêu cầu), để có được khoản tiền mà họ đã mong ước bấy lâu. Với mục tiêu thực hiện ước mơ, nhiều người sẵn sàng chấp nhận mức lương ít ỏi, như trường hợp của Hu là 2.000 USD/tháng.

Hiện tại, họ đã phát hiện ra rằng trung thành một cách mù quáng như vậy không phải lúc nào cũng được đền đáp. Hồi tháng 3, một nhóm các lập trình viên Trung Quốc đã lên GitHub để phản đối văn hoá "996". Họ đã đưa ra một danh sách đen gồm các công ty không trả tiền làm thêm giờ cho nhân viên và gửi khiếu nại về các công ty của họ lên các cơ quan giám sát lao động địa phương. Bài đăng của họ nhanh chóng được lan truyền, thu hút vài trăm nghìn lượt theo dõi.

Một số doanh nhân nổi tiếng nhất trong ngành này lại không tán thành hành động trên. Cụ thể, trong cuộc họp nội bộ hồi tháng 4, nhà sáng lập của Alibaba, Jack Ma, vẫn ủng hộ lịch làm việc "996", ông cho rằng đó là niềm hạnh phúc lớn đối với người lao động. Richard Liu, giám đốc điều hành của JD.com, viết trong một bài đăng trên WeChat rằng dù không ép buộc các nhân viên phải làm việc theo lịch "996", nhưng những người phản đối nó thì không còn là "anh em" với ông.

Cherry Wang là quản lý sản phẩm tại một công ty mạng xã hội, cô cho biết trước đây nơi này rất đông đúc, thậm chí còn không đủ bàn làm việc cho tất cả mọi người. Hiện tại, các dãy bàn đều trống trơn, cô đã chứng kiến cảnh các đồng nghiệp đóng gói đồ đạc và rời đi hôm thứ Sáu. Wang cho biết, khoảng 10% nhân viên đã bị sa thải vào cuối năm ngoái và từ chối tiết lộ tên công ty.

Vickey Ren, 26 tuổi, đang "thở phào" vì không phải chịu đựng những giờ làm việc kéo dài vô tận như các công ty công nghệ mong đợi. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2015, Ren trở thành một trong hàng triệu "kẻ lang thang" ở quốc gia này - những người di cư đến thủ đô để tìm việc. Cô làm chuyên gia tiếp thị trong 2 năm tại một công ty internet. Sau khi chuyển sang nước ngoài để hỗ trợ công ty thực hiện dự án mở rộng tại Đông Nam Á, Rew trở nên chán nản vì phải di chuyển quá nhiều giữa các trụ sở trong thời gian dài và thường rời khỏi văn phòng vào khoảng 10 giờ tối. Đến tháng 5, cô quyết định nghỉ việc ở đây vì mức lương không xứng đáng và quá tải công việc.

Ren chia sẻ, kể từ khi tìm được công việc ở một cửa hàng bán thiết bị của Mỹ, cô kiếm được mức lương cao hơn 30% so với vị trí cũ, chỉ làm từ 10 giờ sáng đến 6 giờ tối. Cô cho biết mình cảm thấy mọi thứ trọn vẹn hơn và nhân viên ở đây được khuyến khích hoàn thành công việc trong giờ hành chính. Ren nói: "Tất cả mọi người ở đây đều nghĩ rằng làm việc thêm giờ là điều đáng ngại."

Nỗi "đau đầu" của chính phủ Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã gặp khó khăn trong rất nhiều tháng, khi đối mặt với những mối đe doạ đến từ ngành công nghệ trong nước. Hồi tháng 5, Mỹ đã cấm Huawei mua linh kiện của Mỹ và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng lo sợ phải chịu lệnh cấm tương tự. Một vấn đề gây "đau đầu" khác cho chính phủ là sự bất bình của các nhân viên ngành công nghệ có thể cản đường cho đà phát triển của lĩnh vực này.

Brock Silvers, giám đốc điều hành của công ty đầu tư Kaiyuan Capital, nhận định: "Đối mặt với sự đền đáp không xứng đáng, những nhân viên '996' của Trung Quốc có thể sẽ mất đi nhiệt huyết làm việc. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhu cầu của ngành công nghệ đang phát triển ở Trung Quốc."

Suji Yan, 23 tuổi, là nhà sáng lập của công ty bảo mật dữ liệu Dimemsion tại Thượng Hải. Yan cho biết thế hệ trẻ coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do đó, anh cho phép nhóm làm việc gồm 20 người của mình có thời gian làm việc linh hoạt và làm việc từ xa từ nhiều nơi trên thế giới. Yan cho rằng văn hoá làm việc cường độ cao của Trung Quốc có thể mất từ 1 đến 2 thập kỷ để khắc phục. Chàng trai trẻ giãi bày, khi niềm ước mơ trở nên giàu có tan vỡ, "các lập trình viên sẽ ngày càng nhận ra rằng họ cũng chỉ là những lao động bình thường, cùng tầng lớp với những nhân viên giao thực phẩm và cũng khổ sở như họ."

Trong giai đoạn suy thoái công nghệ hồi năm 2016, các công ty đã tạm ngừng tuyển dụng và cắt giảm việc làm, nhiều công ty được yêu cầu thiết lập lại mức định giá, đánh giá lại tài sản và cắt giảm chi phí. Điều này khiến các nhà đầu tư không ưa rủi roi chỉ rót tiền vào các công ty lớn, đẩy mức định giá của các start-up hùng mạnh nhất nước này lên cao và tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của một vài "gã khổng lồ" công nghệ kiểm soát hầu mọi thứ. Thế nhưng, ở lần này, ngay cả những start-up lớn nhất cũng chịu tổn thất.

Full Truck Alliance - được SoftBank hậu thuẫn, một ứng dụng cung cấp dịch vụ giao hàng bằng xe tải, đã loại bỏ kế hoạch huy động khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, start-up trí tuệ nhân tạo SenseTime cho biết họ đang ở trạng thái "không có thoả thuận tiềm năng", không có mục tiêu gọi vốn và nhiều tháng sau họ đã tổ chức các buổi thảo luận để huy động 2 tỷ USD. Đầu năm nay, start-up gọi xe Didi Chuxing tiết lộ trong nội bộ về kế hoạch cắt giảm 15% nhân sự, còn Alibaba được cho là đã ngừng tuyển dụng.

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM