Brexit và những rủi ro đang bủa vây kinh tế châu Âu

01/06/2016 19:26 PM | Kinh tế vĩ mô

Ngày 23/6, cuộc trưng cầu dân ý về về tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại Vương quốc Anh.

Tại đó, người dân Anh sẽ dùng lá phiếu của họ để quyết định việc Anh ra đi hay ở lại EU.

Kịch bản Anh rời khỏi EU thường được gọi là “Brexit” dự kiến sẽ khiến cả Anh và EU phải gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội.

Trước nguy cơ Anh rời Eurozone cùng với nhiều rủi ro khác đe dọa kinh tế châu Âu như khủng bố hay những thay đổi khó lường của cuộc khủng hoảng di cư, kinh tế châu Âu đang và sẽ diễn biến theo hướng nào?

Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn phó giáo sư, tiến sỹ Đặng Hoàng Linh, chuyên gia kinh tế đối ngoại, Học viện Ngoại giao.

- Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là biểu tượng của hòa bình, thịnh vượng, tự do và đoàn kết. Biểu tượng này đang bị đe dọa bởi những yếu tố nào?

Ông Đặng Hoàng Linh: Liên minh châu Âu (EU) đang gặp nhiều khó khăn trầm trọng, đó là những vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng di cư và khủng bố không còn là nguy cư tiềm tàng mà đã trở thành hiện thực, xảy ra ở ngay trái tim của châu Âu là thủ đô Paris (Pháp).

Ngoài ra còn có những vấn đề mà châu Âu gặp phải, đó là những toan tính thiệt hơn của các thành viên EU. Ðiều này de dọa đến sự đoàn kết và thống nhất nội khối trong việc đưa ra quyết sách khi xử lý các vấn đề chung của to àn khối.

- Trong những vấn đề mà ông vừa kể ở trên, nếu kịch bản Vương quốc Anh rời khỏi EU xảy ra, EU sẽ ngay lập tức gánh hậu quả gì về kinh tế và nước nào trong EU chịu thiệt hại nhiều hơn?

Ông Đặng Hoàng Linh: Có nhiều quan điểm cho rằng nếu Brexit xảy ra, nghĩa là trường hợp nước Anh rời khỏi EU thì EU sẽ không bị tổn hại quá nhiều về kinh tế và điều n ày EU có thể chấp nhận được.

Ngược lại, tổn hại nhiều nhất trong EU chính là nước Anh. Nếu Anh rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Sáu thì theo dự báo của một số nhà kinh tế, GDP của Anh sẽ bị giảm sút 10%. Hiện tại, gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Anh là sang EU.

Nếu Anh ra khỏi EU thì các rào cản thươ ng mại và thuế quan sẽ được dựng trở lại và điều này ngay lập tức ảnh hướng đến giá trị xuất khẩu của Anh và nó làm thất thoát phần lớn nguồn thu từ hoạt động này. Brexit sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phồn thịnh và thu nhập của người dân Anh.

Ngoài ra ngành ngân hàng, vốn đóng góp 8% tổng sản lượng kinh tế Anh (lớn hơn mức trung bình của EU), sẽ gặp khó khăn do hàng loạt những ngân hàng quốc tế lớn như Bank of America, Morgan Stanley hay Citigroup sẽ chuyển khỏi Anh sang một nước khác thuộc EU để trực tiếp kết nối với thị trường EU.

- Brexit đã được chính quyền Anh đặt l ên bàn cân để tính toán thiệt hơn cho nước Anh như thế nào?

Ông Đặng Hoàng Linh: Anh biết rõ vai trò và vị thế của mình trong cuộc đàm phán đó và biết tận dụng lợi thế một cách cao nhất. Các bên đều biết rõ cuộc đàm phán vừa qua giữa Anh và EU sẽ là nền tảng và cơ sở cho cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Sáu.

Chính quyền Anh biết rất rõ EU cần có sự ổn định toàn khối và muốn giữ Anh ở lại EU bằng mọi giá. Vì thế Anh đã đưa ra những yêu cầu trước này chưa từng có để trước hết là mưu cầu quyền lợi cho mình, sau nữa là tạo ra nền tảng quan hệ mới giữa Anh và EU. Nền tảng này đủ để chính quyền Anh thuyết phục được người dân bỏ phiếu ở lại EU.

Các quyền lợi mà Anh đòi hỏi được có 4 điểm chính:

Thứ nhất, Anh có quyền can thiệp vào các quyết định của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dù Anh không phải là thành viên của Eurozone.

Thứ hai, London có quyền giảm 4 n ăm đầu trợ cấp xã hội cho những người nhập cư vào Anh để làm việc và để tránh họ lạm dụng các chính sách xã hội của Anh.

Thứ ba, quyền trợ cấp của trẻ em phụ thuộc vào nơ i ở của đứa trẻ chứ không phụ thuộc vào bố mẹ của trẻ làm việc tại Anh nữa.

Thứ tư, các bên thống nhất về hệ thống thẻ đỏ cho phép nghị viện các nước có thể phủ quyết văn bản pháp luật của EU nếu 55% phiếu đồng ý. Các đề nghị này đã được thống nhất và EU chịu phần thua thiệt.

Không thể nói trư ớc được một sự kiện quan trọng sẽ xảy ra vào tháng Sáu và chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn khi có kết quả trưng cầu dân ý về việc Anh ra đi hay ở lại EU.

Các thăm dò dư luận gần đây cho thấy tỷ lệ người Anh muốn Anh ở lại với EU cũng gần cân bằng với tỷ lệ người muốn Anh rời EU.

Mối quan hệ Anh-EU luôn rất phức tạp vì một phần không nhỏ người dân Anh luôn nghi ngại rằng việc Anh là thành viên EU cản trở đến chủ quyền quốc gia của họ.

Về vị trí địa l ý, Anh là một hòn đảo tách rời với phần lục địa châu Âu. Họ có thước đo riêng, họ đi lề trái, họ bảo thủ.

Việc người Anh đồng ý hay phủ quyết quyền ở lại EU còn phụ thuộc nhiều vào các nguy cơ mới nổi tại EU trong thời gian qua như khủng hoảng nợ công, khủng hoảng di cư hay khủng bố sẽ diễn biến như thế nào.

- Trong chuỗi các rủi ro từ việc Anh và Hy Lạp ra khỏi EU, khủng hoảng di cư… đang bủa vây kinh tế châu Âu, thì kinh tế khu vực này có thể trông chờ vào những yếu tố nào để có thể vượt qua khó khăn?

Ông Đặng Hoàng Linh: Yếu tố mạnh nhất mà EU có thể trông cậy để vượt qua khó khăn hiện nay l à tiềm lực kinh tế của các nư ớc có thế mạnh trong khối như Ðức, Pháp và sự hợp tác quốc tế với các đối tác lớn như Mỹ và Nga.

- Ông dự báo thế nào về kinh tế châu Âu trong ngắn hạn?

Ông Đặng Hoàng Linh: Những thống kê mới đây cho thấy kinh tế châu Âu có những dấu hiệu khởi sắc. Kinh tế Đức quý 1 tăng 0,6% trong khi Pháp tăng 0,5% và Tây Ban Nha 0,8%. Tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone tháng 3/2016 ở mức thấp nhất trong 4 năm rưỡi qua.

Tuy nhiên, nguy cơ giảm phát trong Eurozone vẫn tồn tại và nếu khu vực này không kiểm soát được giảm phát thì tăng trưởng và tiêu dùng trong nội khối sẽ chịu ảnh hưởng mạnh.

Bên cạnh đó, sức ép về nguy cơ mới nổi như vấn đề an ninh, khủng hoảng di cư cũng có thể tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế khu vực này.

- Vâng, xin cảm ơn ông!

Theo Trang Nhung

Cùng chuyên mục
XEM