Bỏ việc tay trắng lập kỷ lục Guinness du lịch qua 196 nước, cô gái này đã chứng minh có những điều không chỉ người giàu mới làm được

26/02/2017 08:01 AM | Sống

Cô không chi bỏ việc để du lịch, mà còn lập kỷ lục được công nhận bởi Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness, cho việc thăm tất cả các nước trên thế giới trong thời gian ngắn nhất.

Người ngoài nhìn vào cứ tưởng Cassie phải là một tiểu thư con nhà giàu có thì mới đủ tiền trang trải cho chuyến đi kéo dài 18 tháng của mình. Nhưng không, cô gái 27 tuổi này đã phải nỗ lực rất nhiều từ hai bàn tay trắng để biến giấc mơ trở thành hiện thực.

Với nhiều người, từ bỏ tất cả để du lịch vòng quanh thế giới là điều chỉ có ở trong mơ. Với Cassie De Pecol, thì đó là hiện thực. Cô không chi bỏ việc để du lịch, mà còn lập kỷ lục được công nhận bởi Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness, cho việc thăm tất cả các nước trên thế giới trong thời gian ngắn nhất.

Người ngoài nhìn vào cứ tưởng Cassie phải là một tiểu thư con nhà giàu có thì mới đủ tiền trang trải cho chuyến đi kéo dài 18 tháng của mình. Nhưng không, cô gái 27 tuổi này đã phải nỗ lực rất nhiều từ hai bàn tay trắng để biến giấc mơ trở thành hiện thực.

De Pecol khởi hành vào ngày 14/7/2015 và kết thúc chuyến thăm 196 quốc gia vào ngày 2/2 năm nay, vượt xa kỷ lục cũ là 3 năm 3 tháng. Nhưng quá trình chuẩn bị cho “Chuyến đi 196”, như cô gọi, đã bắt đầu từ lâu trước khi cô đặt chân lên chuyến bay đầu tiên.

Dưới đây là những bí quyết mà cô áp dụng để trang trải chi phí cho chuyến phiêu lưu của mình:

Làm việc chăm chỉ và tiết kiệm – ít nhất đủ để có thể bắt đầu

“Trong một năm rưỡi trước khi xuất phát, tôi làm hai công việc trông trẻ cùng một lúc ở Los Angeles. Tôi cày đến 85 tiếng một tuần và tiết kiệm hết mức có thể”, cô nhớ lại. “Cuối cùng, tôi tiết kiệm được khoảng 10.000 USD. Nó đã giúp tôi rất nhiều trong 6 tháng đầu tiên của chuyến đi”.

Số tiền này giúp cô tập trung hoàn toàn vào chuyến đi trong thời gian đầu, trước khi cô có thể tìm ra những cách khác để trang trải cho phần còn lại của hành trình, do cô không nhận trợ giúp từ gia đình hoặc bạn bè.

Tuyên bố sứ mệnh và tìm nhà tài trợ quan tâm

Cô gọi mục đích của chuyến đi là “thúc đẩy hòa bình thông qua du lịch bền vững”, và bắt đầu tập trung tìm kiếm những tổ chức liên quan đến sứ mệnh này.

“Ngân sách tôi dự kiến cho chuyến đi là 198.000 USD”, Cassie nói. “Tôi có 10.000 USD kiếm được từ việc trông trẻ để khởi hành. Phần còn lại được cấp bởi các nhà tài trợ và nhà đầu tư quan tâm”.

Cassie nhận được khoản tài trợ đầu tiên từ một tổ chức phi chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy hòa bình thông qua du lịch. Sau đó, cô còn liên hệ với các công ty và nhà đầu tư cá nhân khác muốn đóng góp cho sứ mệnh của cô.

Phần lớn hoạt động tìm kiếm nhà tài trợ được Cassie thực hiện trước khi cô cỏ hơn 330.000 người theo dõi trên Instagram, điều giúp cô kiếm tiền cho phần còn lại của chuyến đi. “Cả quá trình thực hiện chuyến đi là khoảng 3 năm, bao gồm 1 năm rưỡi trước khi khởi hành. Tôi đã liên hệ với 10.000 công ty khác nhau, và tìm được từ 20 đến 25 nhà tài trợ”, cô nói.

Giữ chi phí ăn ở thấp và tận dụng điểm thưởng thẻ tín dụng

Sau khi lượng người theo dõi trên mạng xã hội của cô tăng vọt, Cassie đã có thể xin ở nhờ các khách sạn sinh thái để quảng bá cho họ. Những khi khác, cô chọn ở dịch vụ “ở ké” của Airbnb, và dùng điểm thưởng trên thẻ tín dụng để thanh toán cho các chuyến bay.

Cô cũng thường xuyên dùng xe bus hoặc tàu thủy đường dài để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Không giống như những người lập kỷ lục đi vòng quanh thế giới trước đó bằng máy bay hoặc du thuyền cá nhân, cô chỉ sử dụng giao thông công cộng để đi lại giữa các nước.

Cô cũng chẳng có mối ràng buộc nào ở quê hương, như nhà cửa hoặc bạn trai. “Tôi chẳng có gì để vướng bận. Tôi không nuôi thú cưng hoặc có bất cứ quan hệ tình cảm nào. Vì thế tôi có thể dễ dàng bỏ lại tất cả để xách ba lô lên và đi”, cô chia sẻ.

Cô cũng chẳng lo lắng về chuyện tiết kiệm cho tương lai. “Một vài người bạn của tôi đang chăm chỉ làm việc để tiết kiệm tiền cho việc mua nhà và nghỉ hưu sau này. Nhưng đó chẳng bao giờ là thứ tôi quan tâm. Có thể tôi sẽ nghĩ khác sau 30 tuổi. Còn bây giờ, tôi chỉ muốn tận hưởng cuộc sống”, cô nói.

Tìm kiếm không ngừng nghỉ

Cuối cùng, cô chỉ tiêu một nửa số tiền mình kiếm được (khoảng 100.000 USD) và quy thành công của chuyến đi cho nỗ lực tìm kiếm nhà tài trợ không ngừng nghỉ.

“Khi chuyến đi kéo dài được 8 tháng, tôi hết sạch tiền. Tôi không chắc mình có thể tiếp tục và phải quay về nước để tìm thêm tiền tài trợ. Tôi dành 15 tiếng mỗi ngày để tìm kiếm nhà tài trợ. Tôi nhốt mình trong nhà và chẳng giao du với ai, chỉ để tập trung trao đổi email mỗi ngày. Nhưng công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng”, cô nói.

Mặc dù Cassie thừa nhận, cô có “mệt mỏi một chút” sau chuyến đi, cô cảm thấy phấn khích khi nghĩ đến những dự án tương lai nảy sinh từ chuyến đi. “Tôi muốn tiếp tục với những di sản của chuyển đi này. Tôi sẽ thành lập một tổ chức phi chính phủ, viết sách và sản xuất phim tài liệu. Tôi đã quen với lối sống này. Tôi không thể trở lại công việc văn phòng được nữa”, cô nói.

Nam Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM