Bộ trưởng Bộ tài chính: Áp lực trả nợ đang rất lớn

16/11/2017 10:10 AM | Kinh tế vĩ mô

Ngày 16/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo Chính phủ, 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là người mở màn hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.

Trả lời về vấn đề nợ công, Bộ trưởng thừa nhận án lực trả nợ đang rất lớn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Chính phủ vẫn đang có cơ chế kiểm soát tốt. Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị đã có nội dung về tái cơ cấu ngân sách Nhà nước và đảm bảo an toàn nợ công bền vững. Quốc hội cũng đã ra nghị quyết 25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, đã có giới hạn cho chỉ tiêu về an toàn nợ công. Đó là trần nợ công không quá 65%, nợ chính phủ không quá 54% và nợ quốc gia không quá 50%.

Trong thời gian vừa qua chúng ta đã triển khai rất nhiều các giải pháp để quản lý nợ công như hoàn thiện thể chế. Hiện nay Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua luật quản lý nợ công sửa đổi. Thủ tướng cũng đã ban hành chỉ thị 02 về nợ công, tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành trong quản lý vốn vay ODA, quản lý sử dụng nợ công. Từ các giải pháp trong thời gian tới thì chúng tôi cho rằng giải pháp đầu tư nguồn vốn vay công tập trung cho các dự án quan trọng.

Trong thời gian tới chúng ta vay Ngân hàng Thế giới chủ yếu là vay ưu đãi. Chúng ta tập trung vào việc sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng, có độ lan tỏa, từng bước kiểm soát tốc độ tăng nợ công.

Thứ 2 là chúng ta đã xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Như trong báo cáo gửi Quốc hội trong kế hoạch tài chính 3 năm, năm 2017, bội chi ngân sách là 3,5%. Năm 2018 là 3,7%, 2019 sẽ xuống 3,6% và 2020 sẽ xuống 3,4%.

Kiểm soát bội chi là điều cực kỳ quan trọng để kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công và trần nợ công. Tiếp tục xiết chặt cái bảo lãnh chính phủ. Từ năm ngoái đến nay chính phủ gần như không bảo lãnh thêm các dự án nào nữa, đặc biệt là các dự án của doanh nghiệp. Các ngân hàng chính sách thì trong nghị quyết của Bộ chính trị.

Thứ 3 là Quốc hội đã có nghị quyết về kế hoạch giải quyết 5 năm, kiên quyết bám sát nghị quyết này để điều hành, đặc biệt là các chỉ tiêu của bội chi liên quan đến nợ công. Vốn ODA, vay ưu đãi cũng kiên quyết giữ vững mức bội chi là 300 nghìn tỉ trong cả giai đoạn.

“Đúng là có vấn đề phát sinh, nhưng vẫn sẽ nằm trong kế hoạch QH đã thông qua. Nợ công tăng nhanh áp lực trả nợ lớn là đúng. Nhưng chúng ta đang kiểm soát tốc độ tăng nợ công chậm lại”, Bộ trưởng cho biết.

Một điểm đáng lưu ý nữa đó là chún ta đã thành công trong việc thực hiện kéo dài được kỳ hạn trái phiếu. Nếu 2011 kỳ hạn phát hành là 3,9 năm thì 2016 là 5 năm trở lên. 10 tháng đầu năm, kỳ hạn phát hành lên 12,57 năm.

Lãi suất cũng theo hướng giảm dần. Nếu 2011 phát hành 12,01% một năm thì nay còn 6,04% một năm. Danh mục nợ, cuối tháng 10, danh mục trái phiếu còn lại kỳ hạn 6,7 năm.

Thời gian qua sau cơ cấu lại, tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và nợ trong nước còn gần 61%. Nợ nước ngoài trên 39%. Sau 2017, nợ trong nước tăng lên, lãi suất giảm xuống, kỳ hạn dài ra.

Rõ ràng cơ cấu nợ trái phiếu Chính phủ thay đổi lớn. Năm ngoái, 78% là của ngân hàng thương mại, nay là 54% nhờ phát triển mạng lưới thông qua quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư.

Trần Dũng

Cùng chuyên mục
XEM