Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Cần cân nhắc với vốn vay ODA từ Trung Quốc”

15/08/2018 19:45 PM | Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ trong định hướng đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc thời gian tới cần được xem xét và cân nhắc...

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica; min-height: 16.0px} p.p3 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica}

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018 đến 2020, tầm nhìn 2025 trình Thủ tướng.

Tại báo cáo này, Bộ KH&ĐT cho biết, vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho Việt Nam tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

"Vay Trung Quốc đi kèm điều kiện lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm. Các khoảng vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank)", báo cáo nêu.

Theo Bộ KH&ĐT, tín dụng ưu đãi của Trung Quốc chỉ phù hợp cho các dự án có nguồn thu trực tiếp, có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đẩu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư.

Theo đó, Bộ này đề xuất Chính phủ trong định hướng đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc thời gian tới "cần được xem xét và cân nhắc".

Hiện, Việt Nam đang tiếp cận vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi từ đa phương và song phương. Từ đa phương là vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).., trong đó vốn WB và ADB chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Tuy nhiên, do đã trở thành nước thu nhập trung bình nên Việt Nam ít tiếp cận vốn ưu đãi từ WB; còn vốn vay ADB, dự kiến đầu năm 2019 Việt Nam sẽ bị hạn chế vay vốn ưu đãi.

Trong giai đoạn 2016-2017, tổng ODA và vốn vay ưu đãi ký kết từ các nhà tài trợ đạt 9.198 triệu USD. Trong đó, vốn vay là 8.981 triệu USD. Vay ODA là 6.781 triệu USD, vay ưu đãi 2.200 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 216,8 triệu USD.

World Bank và JICA là hai nhà tài trợ vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt 2.195 triệu USD và 3.060 triệu USD. Trung Quốc là nhà tài trợ lớn thứ 5 của Việt Nam với khoản vay ưu đãi và viện trợ 281,38 triệu USD.

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, bên cạnh những mặt tích cực, ODA và vốn vay ưu đãi cũng bộc lộ những điểm hạn chế nhất định. Cùng với quá trình phát triển của quốc gia nhận viện trợ, lãi suất vay có xu hướng tăng dần nên nếu không cân nhắc kỹ có thể rơi vào bẫy “ODA và vay ưu đãi” khi lãi suất vay và phí thu xếp vốn cao hơn so với vay thương mại.

Một số khoản vay ưu đãi có kèm theo điều kiện ràng buộc về kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn nhà thầu… khiến chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều so với những trường hợp có đấu thầu cạnh tranh. Ngoài ra, rủi ro do tác động bất lợi của bến động tỷ giá, đặc biệt là việc lên giá của đồng tiền ODA và vay ưu đãi so với đồng Việt Nam, có thể làm tăng nghĩa vụ trả nợ và tăng nợ công.

Trong khi đó, năng lực hấp thu viện trợ nước ngoài của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế. Phần lớn các dự án vay vốn nước ngoài đều phải gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện, chậm phát huy hiệu quả.

Theo Lâm An

Cùng chuyên mục
XEM