Bỏ hết trứng vào một giỏ, dân buôn hàng online 'méo mặt' khi Facebook gặp sự cố

18/03/2019 13:31 PM | Xã hội

Chiến lược bán hàng đa kênh thực sự phát huy tác dụng khi thị trường có sự biến động như lỗi kỹ thuât toàn cầu của các nền tảng Facebook

Ngày 13/3, rất nhiều người dùng đã cùng than phiền về bộ ba Facebook, Messenger và cả Instagram khi gặp lỗi không thể đâng status và gửi ảnh, gián đoạn kết nối. Tình trạng này vốn dĩ không quá xa lạ và thường xảy ra "định kỳ" trong vài tháng, nhưng vẫn ít nhiều khiến mọi người khó chịu vì không thể khắc phục hoàn toàn.

Bỏ hết trứng vào một giỏ, dân buôn hàng online méo mặt khi Facebook gặp sự cố - Ảnh 1.

Đỉnh điểm tình trạng xảy ra kể từ 23h và lan dần ra nhiều khu vực.

Cụ thể, mọi cố gắng và nỗ lực gửi ảnh qua direct message của Instagram hay trong Messenger đều bị lỗi, không thể gửi và hiện thông báo "fail/thất bại". Điều tương tự cũng xảy ra với tính năng đăng status của Facebook trên ứng dụng mobile. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới, chủ yếu ở châu Mỹ, Tây Âu và Đông Nam Á.

Với nhiều người dùng bình thường, việc này chỉ đơn giản gây khó chịu nhưng với những người kinh doanh online xảy ra không ít thiệt hại về kinh tế. Với những chủ shop online, xưa nay sống nhờ vào nền tảng Facebook, việc gián đoạn này vừa mất đơn hàng, vừa mất uy tín vì không phản hồi kịp thời cho khách hàng.

Mặc dù đã nghe nhắc tới nhiều về xu hướng bán hàng đa kênh và được cảnh báo nhiều lần về việc các nền tảng Google, Facebook thi thoảng cũng ‘hắt hơi xổ mũi’, nhưng phần lớn người kinh doanh online vẫn đang hoạt động khá rủi ro, bỏ hết trứng vào 1 giỏ thay vì đầu tư được đa kênh.

“Thấy hàng chục khách hàng inbox suốt từ tối hôm qua mà không tài nào trả lời được họ, tôi thật sự rất sốt ruột, chỉ sợ mất uy tín vì bị hiểu lầm là không tôn trọng khách,” chị Huyền Hoàng, chủ shop soap Mộc Hương tâm sự. Những lúc như thế này, chị mới thấy tiếc vì đã không đa dạng các kênh bán hàng kịp thời để có thể bù đắp được phần nào những thiệt hại do quá phụ thuộc vào một kênh bán hàng như hiện tại.

Ngoài việc gặp trục trặc mang tính hệ thống, những người kinh doanh online trên Facebook hiện còn đối mặt với hiện tượng đánh cắp tài khoản. Một chủ shop 9x mỹ phẩm khá nổi tiếng là Lê Phan Ngọc Lan cho biết: 

“Mỗi ngày đơn hàng từ facebook cá nhân của tôi mang về 70% doanh số của cả công ty, đạt 100-150 đơn/1 ngày. Trong suốt 2 tuần nick bị hack, doanh số sụt giảm thê thảm. Nhưng có một may mắn là tôi đã xài phần mềm quản lý bán hàng song song với việc bán hàng trên facebook, nên ít nhất toàn bộ thông tin về khách hàng của công ty không bị mất”.

Nhờ cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại hệ thống Sapo, một loạt tin nhắn xin lỗi được Lan gửi tới khách hàng đồng thời điều hướng họ tới cửa hàng và hotline bán hàng. Kể từ sự cố này, Lan còn đầu tư nhân lực để phát triển kênh website vốn không được chú trọng trước đó.

Tình trạng các chủ shop làm website xong rồi để đó không phải là hiếm, ông Trần Trọng Tuyến, CEO của Sapo.vn, chia sẻ, “có tới 30% các khách hàng làm website xong lại không đầu tư nội dung và hình ảnh cho website, chẳng những không thu hút được khách hàng trên mạng, mà trong các tình huống gặp sự cố như kênh bán hàng trên facebook bị lỗi thì trở tay bán hàng trên website cũng không kịp.” 

Chiến lược bán hàng đa kênh thực sự phát huy tác dụng khi thị trường có sự biến động. Trong lúc các đơn vị khác đang than phiền vì bị mất doanh số thì đây lại là cơ hội rất lớn cho những chủ shop có tầm nhìn xa, đầu tư bài bản đa kênh, gia tăng doanh số và thúc đẩy thị phần, ung dung vượt qua được khủng hoảng.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM