Bỏ 20 triệu USD tổ chức thượng đỉnh, Singapore "thắng đậm", thu lại gần 800 triệu USD

14/06/2018 14:17 PM | Xã hội

Ước tính, Singapore đã tiêu tốn tổng cộng 20 triệu USD cho kì thượng đỉnh, một nửa trong số đó để trả chi phí an ninh.

Singapore thắng lớn

Trong khi các học giả vẫn tranh cãi liệu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều có thực sự thành công hay không, thì theo một nhà phân tích truyền thông, Singapore - nước tổ chức sự kiện - đã thu về hơn 700 triệu USD nhờ vào các hoạt động du lịch, buôn bán và quảng bá truyền thông.

Ước tính, Singapore đã tiêu tốn tổng cộng 20 triệu USD cho kì thượng đỉnh, một nửa trong số đó để trả chi phí an ninh. Ngoài ra, gần 5 triệu USD được sử dụng cho chi phí truyền thông, bao gồm trung tâm báo chí quốc tế cho khoảng 2.500 phóng viên. Chính phủ Singapore không đưa ra thông tin chi tiết về những khoản phí còn lại.

Đổi lại, chuyến vãn cảnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại vịnh Marina đã xuất hiện trên trang nhất của hàng loạt tờ báo lớn, khung cảnh Singapore là tiêu điểm chính trên nhiều phương tiện truyền thông, bao gồm những chương trình nói chuyện lúc đêm khuya.

Hãng thông tin truyền thông Meltwater ước tính giá trị quảng cáo - dựa trên lượng thông tin toàn cầu trong hơn ba ngày hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều trú tại đây - đã đạt mức 270 triệu USD. Nhưng tính tổng cộng cả khoảng thời gian trước đó, giá trị quảng bá của Singapore trên thế giới rơi vào khoảng 767 triệu USD, hãng Meltwater cho biết.

Con số này sẽ còn cao hơn nữa nếu công ty nói trên có thể tính toán cả giá trị trên báo giấy, từ các đài phát thanh hoặc mạng xã hội.

Con đường tiến đến hội nghị thượng đỉnh của hai lãnh đạo Trump-Kim, từ chông gai cho đến mật ngọt

Chi tiết các khoản lợi nhuận

Mặc dù các hãng khác nhau sử dụng công thức khác nhau để ước tính giá trị thu về, thì Meltwater cho biết hãng này đã nhân tổng số người biết tới sự kiện với 0.025 - tức là khả năng một người sẽ đọc một bài báo - với 37 cents (khoảng 8.400 VNĐ) - giá trị quy ra tiền khi một người đọc một bài báo.

Đặc biệt, các khách sạn là những địa điểm thu hút nhiều sự chú ý nhất. Khoảng một nửa các bài báo trên mạng - tầm trên 20.000 bài - nhắc tới Capella, nơi cuộc gặp kéo dài một ngày giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Kim được tổ chức. Các khách sạn nơi ông Kim và ông Trump nghỉ lại - Shangri-La và St. Regis - xuất hiện trong khoảng 1/5 số bài báo.

Hãng điều hành truyền thông Isentia cho biết việc nghiên cứu ý nghĩa của các bài báo cũng rất thú vị. Theo đó, 69% bài báo viết về thượng đỉnh với quan điểm tích cực, 24% trung lập và 7% tiêu cực.

Bỏ 20 triệu USD tổ chức thượng đỉnh, Singapore thắng đậm, thu lại gần 800 triệu USD - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Sonictour

Ngoài ra, Singapore có thể thu về ít nhất 7.2 triệu USD từ ba ngày sự kiện, dựa trên những hóa đơn du lịch trên cả nước. Theo một chuyên gia, khoảng 4.000 phóng viên cùng các nhân viên an ninh tiêu trung bình một ngày 600USD, bao gồm chi phí ăn ở, khi tác nghiệp tại Singapore.

Tuy nhiên, khoản thu ngắn hạn này không hẳn đã đem lại lợi nhuận lớn hơn ngày thường, bởi số lượng khách du lịch thông thường đã giảm sút đáng kể do nhu cầu an ninh.

Trên thực tế, việc tăng cường giám sát và đảm bảo an toàn cho các nguyên thủ tại Sentosa đã làm giảm sút lợi nhuận của các cửa hàng và của người dân địa phương.

Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà phân tích đều khẳng định Singapore sẽ gặt hái được nhiều hơn khoản tiền đã bỏ ra.

"Singapore ở đâu?" đã trở thành một trong những câu hỏi những tìm nhiều nhất trên Google và cho thấy hình ảnh của đất nước này đang được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết.

Ông Nicholas Fang, giám đốc an ninh và đối ngoại tại Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore, cho biết kì thượng đỉnh đã cải thiện thương hiệu của Singapore trên thế giới.

"Việc một quốc gia nhỏ như Singapore trở thành tâm điểm của thế giới trong nhiều ngày qua không có bất kì tác động xấu nào lên quốc gia này, và các công ty và cá nhân Singapore sẽ có nhiều lợi thế hơn khi giao thương trên trường quốc tế," ông nói.

Theo Tất Đạt

Cùng chuyên mục
XEM