Bí mật động trời của Shein: Startup thời trang nổi tiếng tại Mỹ nhưng lại kiếm lời từ buôn đồ thừa?

04/07/2023 11:29 AM | Kinh doanh

Mặc dù cam kết không bán sản phẩm của mình trên bất kỳ nền tảng nào khác nhưng các sản phẩm của Shein là ngập tràn thị trường đồ cũ, đồ thải loại ở Châu Mỹ Latinh với các chuyến hàng nhập khẩu thẳng từ Trung Quốc.

Bí mật động trời của Shein: Startup thời trang nổi tiếng tại Mỹ nhưng lại kiếm lời từ buôn đồ thừa? - Ảnh 1.

Việc các công ty thời trang đem đồ cũ đi tiêu hủy chẳng còn là điều gì mới lạ trong ngành, nhất là những thương hiệu thời trang nhanh như H&M, Zara hay Shein. Thế nhưng, các công ty này vẫn có thể bán đồ cũ cho thị trường thứ 3 trong quá trình thay mới liên tục của mình.

Với những thương hiệu như Shein khi sản xuất tới 6.000 mẫu mã mới mỗi ngày, việc bán đồ cũ cho những thị trường mới nổi không chỉ là giải pháp nhằm thay mới quầy hàng mà còn trở thành nguồn thu chủ chốt cho các nhà máy ở Trung Quốc.

Chợ đồ cũ

Tại những khu chợ như El Salado-Mexico, hàng chồng những đống quần áo cũ, thậm chí cả mới được bày bán công khai ven lề đường. Giá của chúng chỉ khoảng 5 Pesos, tương đương 0,29 USD mỗi món.

Trong suốt nhiều năm, người dân Châu Mỹ Latinh đã quá quen với kiểu đồ “Ropa De Paca” này, hay còn gọi là đồ cũ thải loại, hàng ế thanh lý của những thị trường phát triển như Mỹ bị bán lại sang nước thứ 3 thay vì tốn chi phí đem đi tiêu hủy.

Bí mật động trời của Shein: Startup thời trang nổi tiếng tại Mỹ nhưng lại kiếm lời từ buôn đồ thừa? - Ảnh 2.

Thế nhưng thời gian gần đây, những chợ đồ cũ này thay vì bán các thương hiệu như Tommy Hilfiger hay Calvin Klein thì lại tập trung vào cái tên Shein, một startup thời trang non trẻ đang làm mưa làm gió ở Mỹ.

Trong ngành thời trang nhanh, việc sản xuất mẫu mã mới và thải loại hàng cũ diễn ra liên tục và những nhà máy tại Trung Quốc của Shein có nhu cầu rất lớn trong việc bán lại đồ thừa bất chấp thương hiệu này tuyên bố không kinh doanh sản phẩm của mình trên bất kỳ nền tảng nào khác.

Shein không có bất kỳ cửa hàng thực tế nào tại Mỹ mà chỉ có nền tảng trực tuyến và chuyển hàng trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc, tạo nên lợi thế giá rẻ, mẫu mã mới thay đổi liên tục hàng ngày. Thế nhưng dù sản phẩm này khá rẻ ở Mỹ thì chúng còn rẻ nữa, thậm chí chỉ bằng ½ khi được bày bán ở Châu Mỹ Latinh.

Tờ Rest of World (RoT) cho hay tại các thị trường đồ cũ ở Châu Mỹ Latinh hiện nay, việc bán đồ thừa của Shein hiện đã trở thành xu thế mới khi người tiêu dùng nơi đây dù rất thích thương hiệu này nhưng chẳng đủ tiền, hoặc không muốn chi nhiều tiền mua đồ trên website chính hãng.

Ngoài ra, việc không biết mua đồ online như thế nào do không có tài khoản ngân hàng hoặc không quen thuộc với kiểu mua hàng trực tuyến tại Châu Mỹ Latinh cũng khiến những thương nhân tại đây có được cơ hội kinh doanh cho riêng mình. Các nhà máy tại Trung Quốc của Shein thì muốn tống khứ hàng hóa càng nhanh càng tốt còn người tiêu dùng ở các chợ đồ cũ thì muốn mua hàng giá rẻ trả bằng tiền mặt.

“Việc bán đồ của Shein khá dễ dàng khi mọi người sẵn sàng đợi đến 30 ngày cho đến chuyến hàng tiếp theo để mua đồ”, một chủ cửa hàng tên Libby Sabillon tại San Pedro Sula-Hon Duras nói.

Bí mật động trời của Shein: Startup thời trang nổi tiếng tại Mỹ nhưng lại kiếm lời từ buôn đồ thừa? - Ảnh 3.

Bí mật của Shein

Để giữ hình ảnh thương hiệu của mình tại Mỹ, Shein luôn tuyên bố rằng sản phẩm của họ không được bán ở nơi khác ngoài nền tảng chính. Thế nhưng với việc thêm 2.000-10.000 mẫu mã mới mỗi ngày trên nền tảng thương mại điện tử của mình nửa cuối năm 2021 thì việc Shein phải bán hàng thừa là điều ai cũng hiểu.

Trong khi Shein nhấn mạnh về việc bảo vệ môi trường với chương trình tái chế, hoặc đem quần áo cũ đi tiêu hủy thì điều tra của RoT cho thấy hãng thời trang này vẫn kiếm lời từ chính đống đồ thừa của mình. Tập đoàn này trả lại hàng cho chuỗi cung ứng rồi để các nhà máy bán những tàu quần áo này sang các nước thứ 3 như Châu Phi, Đông Nam Á hay Châu Mỹ Latinh.

Bất chấp những lời cam kết của Shein, vô số nhóm WeChat với các nhà máy sản xuất quần áo cho tập đoàn này đang tìm kiếm người bán hàng ở những nước như Mexico.

“Shein thay đổi mẫu mã mới quá nhanh nên những sản phẩm cũ buộc phải liên tục bị thải loại sang những thị trường khác qua đường tiểu ngạch”, nhà bán buôn Luis Campagne chuyên nhập hàng của Shein tại chợ đồ cũ ở Sonora-Mexico nói với RoT.

Anh Luis cho hay nguồn hàng của Shein cực kỳ ổn định do hãng liên tục cập nhật và thải loại. Giá cũng rẻ hơn do không phải chịu các hàng rào thuế quan như ở Mỹ.

Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu Tania Honorat của Bitacora Social cho biết các nhà máy tại Guangzhou của Shein sẽ bán hàng tấn quần áo đổ buôn cho những nước thứ 3, sau đó chúng được phân loại và qua tay nhiều trung gian trước khi đến với người tiêu dùng cuối. Thậm chí ngay cả như vậy thì giá thành các sản phẩm này cũng cực kỳ rẻ bởi giá buôn gốc chỉ vào khoảng 0,05 USD từ nhà máy.

Tuy nhiên anh Luis cũng cho biết việc nhập cả lô hàng Shein này cũng có rủi ro khi không thể kiểm tra hết sản phẩm, khiến nhiều bộ quần áo đã bị rách hoặc hỏng.

Bí mật động trời của Shein: Startup thời trang nổi tiếng tại Mỹ nhưng lại kiếm lời từ buôn đồ thừa? - Ảnh 4.

Sau khi nhập hàng về, anh Luis cho biết mình cần phân loại những sản phẩm hỏng, lỗi mốt hoặc không phù hợp thị trường. Tất nhiên những đống rác quần áo này bị vứt bừa bãi ra môi trường là điều hiển nhiên và đó cũng chẳng phải trách nhiệm của Shein. Sau đó các sản phẩm sẽ được giặt giũ, là ủi và cho vào bọc cẩn thận.

Những người bán buôn gốc như anh Luis thường bán lại cho trung gian với giá khoảng 3.750 Peso (220 USD) mỗi kiện 50 sản phẩm, hoặc 18.000 Peso cho kiện 300 sản phẩm.

*Nguồn: Rest of World

Băng Băng

Cùng chuyên mục
XEM