Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại

31/05/2019 09:45 AM | Công nghệ

Ngày nay, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 1000 bức vẽ chân dung xác ướp Ai Cập cổ. Các tác phẩm đều từng được dùng để ốp lên mặt xác ướp, có lẽ là một cách để ghi nhớ cố nhân đã qua đời.

Tranh chân dung xác ướp Ai Cập cổ là bức vẽ diện mạo thực khi còn sống của đối tượng được ướp xác. Chúng được vẽ trên bề mặt tấm ván gỗ cực mỏng, miêu tả chi tiết, sống động hệt như khuôn mặt người thật.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 1.

Không thể sớm phân tích vì thiếu mẫu

Nếu bạn thấy nghi hoặc trước cụm "tranh chân dung xác ướp" thì cũng không thể trách, bởi phần lớn xác ướp Ai Cập mà chúng ta biết đều không còn "mặt". Khoảng cuối thế kỷ 19, trong thời đại khai quật khảo cổ ồ ạt và trộm mộ hoành hành, đa phần đều bị những kẻ nóng vội xé phăng khỏi mặt xác ướp và vứt đi.

Kỳ thực thì ngay từ thế kỷ 19, giới quan tâm đã hy vọng có thể giải mã ý nghĩa các bức tranh chân dung xác ướp. Tuy nhiên, vì luôn chậm chân hơn những kẻ trộm mộ vốn chẳng quan tâm gì đến mấy lát gỗ cũ kỹ, họ chỉ tập hợp được một lượng mẫu nhỏ.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 2.

Từng được dùng để ốp lên mặt xác ướp

Ở thời bấy giờ chưa có máy móc, thiết bị hiện đại giúp rà quét, phân tích chất liệu dễ dàng như bây giờ. Muốn xem xét tỉ mỉ cũng có nghĩa là phải nghiền nát chúng ra trước. Vì số lượng tranh chân dung xác ướp quá ít, không thể tùy tiện làm bừa, họ buộc lòng phải từ bỏ.

Trải qua thời gian, các tấm chân dung xác ướp quý giá từ Ai Cập bị phân tán khắp thế giới. Ước chừng có khoảng 1000 tấm.

Vào năm 2003, chuyên viên Marie Svoboda của Bảo tàng Getty, Los Angeles, Mỹ hạ quyết tâm tiến hành công cuộc giải mã bí ẩn tranh chân dung xác ướp Ai Cập cổ. Đáng tiếc, trong bảo tàng chỉ có đúng 16 bức.

Sau 10 năm nỗ lực, Svoboda cuối cùng cũng thành công thành lập tổ chức xuyên quốc gia APPEAR - Hội họa Cổ đại: Điều tra, Phân tích và Nghiên cứu (Ancient Panel Paintings: Examination, Analysis, and Research). Kể từ khi triển khai hành động, APPEAR đã được 41 tổ chức liên quan trên khắp thế giới hợp tác, và "gom" về 285 bức chân dung.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 3.

Có thể mang nguồn gốc Hy Lạp

Có thể khẳng định văn hóa ướp xác ở Ai Cập là hoàn toàn thuộc về Ai Cập. Văn hóa này được thực hành từ hàng ngàn năm trước Công nguyên (TCN), chí ít cũng từ năm 3300 TCN. Tuy nhiên, chuyện vẽ tranh chân dung ốp lên mặt xác ướp thì chỉ được tiến hành sau Công Nguyên, trong khoảng năm 100-300.

Quay lại Ai Cập trong những năm gần với Công Nguyên, bạn sẽ thấy vùng đất này đang trong số phận thuộc địa. Năm 332 TCN, Alexandros Đại Đế (356 –323 TCN) của Hy Lạp dẫn binh xâm lược, đặt Ai Cập dưới ách thống trị. Thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp kéo dài hơn 300 năm, cho tới năm 30 TCN.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 4.

Miêu tả chi tiết và sống động diện mạo đối tượng được ướp xác

Cũng trong thời đại Ai Cập thuộc Hy Lạp, tại Hy Lạp đang thịnh hành nghệ thuật hội họa. Người ta ưa vẽ tranh, điêu khắc tượng và treo tranh trong nhà.

Toàn bộ 285 bức chân dung xác ướp của APPEAR đều có niên đại trong khoảng năm 100 - 300. Chúng rất có thể là sản phẩm ảnh hưởng từ văn hóa chuộng nghệ thuật hội họa của Hy Lạp.

Nguyên liệu đa phần ngoại nhập, phác họa chân dung chính chủ

Sau quá trình rà quét bằng tia X và tia cực tím, APPEAR bất ngờ nhận ra phần lớn ván gỗ được dùng để vẽ tranh chân dung xác ướp đều là Tilia, một loài thực vật chỉ có ở Bắc Âu.

Họ cũng phát hiện chất liệu màu đỏ có xuất xứ từ Tây Ban Nha. Có vẻ như ngay từ thời đại này, chuyện giao thương đã rất thông thoáng.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 5.
Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 6.

 Dùng gỗ Tilia từ Bắc Âu làm ván vẽ

Màu sắc chủ yếu được sử dụng để vẽ tranh chân dung xác ướp là màu chàm. Chúng có lẽ đã được sản xuất đại trà, tận dụng phụ phẩm tái chế từ ngành dệt.

Màu keo (sơn làm bằng chất màu trộn với lòng đỏ hoặc lòng trắng trứng và nước) là chất liệu vẽ phổ biến hơn cả. Ngoài ra còn có vàng lá và sáp màu.

Mọi bức chân dung xác ướp đều miêu tả khuôn mặt người trong độ tuổi từ 20-40. Điều này không có nghĩa chỉ người trẻ tuổi mới được vẽ chân dung, mà vốn dĩ các cư dân cổ đại chỉ thọ có chừng đó.

Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 7.
Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 8.
Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 9.
Bí ẩn những bức chân dung xác ướp Ai Cập cổ: Vẽ chính chủ và đa phần là nguyên liệu ngoại - Ảnh 10.

 Kết quả chụp CT xác ướp cũng chỉ ra, độ tuổi trước lúc chết của xác ướp tương ứng với độ tuổi được biểu thị qua tranh chân dung. Vì mọi khuôn mặt trên tranh chân dung xác ướp đều bộc lộ sự trẻ trung, khỏe khoắn và có đôi mắt mở to nên APPEAR đoán chúng đều được vẽ trước khi đối tượng qua đời. Mỗi bức chân dung lại là một khuôn mặt khác nhau, nên chúng chắc chắn là vẽ chính chủ.

Vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp

Tính đến nay, APPEAR đã trải qua 6 năm miệt mài nghiên cứu, phân tích và lý giải. Tuy nhiên, những gì họ phát hiện mới chỉ như bề nổi của tảng băng trôi.

Qua so sánh, APPEAR nhận thấy nhiều tranh chân dung xác ướp có sự tương đồng về phong cách vẽ. Song họ vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định các bức tranh này có phải được vẽ bởi cùng một họa sĩ hoặc cùng một xưởng vẽ hay trường phái hội họa không?

Thêm vào đó, APPEAR vẫn chưa biết có bao nhiêu kỹ thuật vẽ tranh chân dung xác ướp khác nhau? Họ cũng chưa hay, có sự khác biệt nào giữa cách vẽ phụ nữ và đàn ông xác ướp?

Tuy còn nhiều thắc mắc nhưng APPEAR đã thành công nhận ra, tranh chân dung xác ướp còn biểu thị cho sự phân tầng trong xã hội Ai Cập cổ. Giới thượng lưu được vẽ bởi chất liệu quý hơn, ví dụ như màu sáp và vàng lá. Còn lại chỉ được vẽ bằng màu keo.

Trước đây, giới nghiên cứu cứ ngỡ chỉ những nhân vật trọng đại mới được vẽ chân dung, ốp lên mặt xác ướp. Nhưng APPEAR lại phát hiện ngoài gỗ Tilia ngoại nhập còn có vài tấm chỉ là gỗ địa phương hoặc gỗ tái chế. Thế nên, đối tượng được vẽ tranh chân dung có thể rộng hơn là suy đoán.

THEO VŨ HUẾ

Cùng chuyên mục
XEM