Bầu cử Tổng thống Pháp: Bà Le Pen không “có cửa” ở vòng 2?

25/04/2017 09:28 AM | Xã hội

Vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp ngày 23/4 đã không có bất cứ “cú sốc” nào khi bà Marine Le Pen và ông Emmanuel Macron giành chiến thắng và lọt vào vòng 2. Theo các đánh giá của giới phân tích, ông Macron sẽ là người giành chiến thắng.

Vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp ngày 23/4 đã không có bất cứ “cú sốc” nào khi bà Marine Le Pen và ông Emmanuel Macron giành chiến thắng và lọt vào vòng 2. Theo các đánh giá của giới phân tích, ông Macron sẽ là người giành chiến thắng cho dù khoảng cách với bà Le Pen là không nhiều.

Sau khi kết quả vòng 1 bầu cử được công bố, cả hai ứng cử viên lọt vào vòng 2 đã có những phát biểu riêng. Ông Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng “một trang sử quan trọng đã được mở ra trong đời sống chính trị nước Pháp”, còn bà Marine Le Pen coi việc mình lọt vào vòng 2 bầu cử là “kết quả lịch sử”.

Kết quả vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp lựa chọn được 2 ứng cử viên không phải là đại diện cho 2 đảng hàng đầu Pháp (đảng Xã hội và đảng Cộng hòa) không phải là điều bất ngờ và đã được các chuyên gia dự báo từ tháng 2/2017. Khi đó, ứng cử viên đảng Cộng hòa Francois Fillon đã bị tụt xuống vị trí thứ ba do các cáo buộc tham nhũng. Cử tri Pháp chỉ bầu cho ông Fillon số phiếu bằng với số phiếu của ông Jean-Luc Mélenchon thuộc đảng Cộng sản Pháp.

Ngoài 4 ứng cử viên trên, tất cả các ứng cử viên còn lại giành được không quá 10% phiếu bầu. Ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa Benua Amon, người phản đối quan hệ với Nga, kết thúc chiến dịch tranh cử với kết quả rất thấp. Còn ông Nicolas Dupont-Aignan, ứng cử viên cánh hữu cũng chỉ nhận số phiếu rất thấp.

Tất cả đang chống lại bà Marine Le Pen?

Vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 đang diễn ra giống như những gì đã diễn ra năm 2002 khi cha của bà Marine Le Pen là ông Jean Mai Le Pen cũng lọt vào vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp. Khi đó, xen giữa 2 vòng bầu cử Tổng thống Pháp là các cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm phản đối ứng cử viên cực hữu- đối tượng thường bị dư luận Pháp đánh giá là “phát xít”.

Trước khi diễn ra bầu cử vòng 1, tạp chí Le Parisien đã nhận định rằng, biểu tình chắc chắn sẽ nổ ra nếu như bà Marine Le Pen lọt vào vòng 2. Thực tế đã được chứng minh ngay sau khi kết quả bầu cử được ông bố. Tại Quảng trưởng Bastilia, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát với những thành viên cực hữu ủng hộ ông Jean-Luc Mélenchon và phản đối bà Le Pen. Đây cũng là điều tương tự như những gì đã diễn ra năm 2002.

Các chính trị gia thuộc đảng của ông Fillon sau khi nghe kết quả bầu cử đã tuyên bố sẽ ủng hộ ông Macron. Ông Fillon tuyên bố rằng sẽ làm tất cả để “chủ nghĩa cực đoan không thể bước đến cánh cửa quyền lực”. Còn ứng cử viên thất bại trong vòng 2 bầu cử nội bộ đảng Cộng hòa, thị trưởng Bordeaux Alen Juppe cũng đã lặp lại khẩu hiệu này không thiếu một từ. Các chính trị gia khác như Benua Amon và Manuel Vals cũng đã phản đối bà Marine Le Pen. Như vậy, các chính trị gia nổi bật của cả hai đảng hàng đầu nước Pháp đều tuyên bố sẽ tẩy chay bà Le Pen. Và liên minh giữa các ứng cử viên cánh tả và cánh hữu để chống lại ứng cử viên cực hữu đã bị gắn cho tên gọi “Mặt trận Cộng hòa”.

Ứng viên Tổng thống Pháp Le Pen
Ứng viên Tổng thống Pháp Le Pen

Bất ngờ nào cho vòng 2?

Lần cuối cùng nước Pháp phải chứng kiến hiện tượng kiểu “Mặt trận Cộng hòa” là tháng 12/2015. Khi đó các ứng cử viên thuộc phe dân tộc chủ nghĩa đã giành chiến thắng trong vòng 1 bầu cử địa phương ở một loạt khu vực bầu cử của Pháp, vượt qua cả đảng Xã hội. Các cử tri ủng hộ lực lượng cánh tả trong vòng 2 bầu cử đã đi bầu cho đảng cánh hữu ôn hòa. Các chính trị gia nổi lên từ phong trào này là Cristian Estrozi và Csave Bertran mới đây cũng đã lên tiếng kêu gọi cử tri bầu cử cho ông Macron để chống lại bà Le Pen.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, phong trào huy động lực lượng để chống lại bà Marine Le Pen trong vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2015, Chủ tịch đảng Cộng hòa khi đó là ông Nicolas Sarkozy đã không lên tiếng kêu gọi những người “cùng chí hướng” ủng hộ đảng Xã hội. Tuy nhiên, hiện gần như tất cả các chính trị gia hàng đầu nước Pháp đều sẵn sàng chống lại bà Marine Le Pen.

Chính bối cảnh này khiến bà Le Pen sẽ có rất ít cơ hội để có thể chiến thắng trong vòng 2 bầu cử Pháp. Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội mới được công ty Harris tiến hành trước khi diễn ra vòng 1 bầu cử Pháp, nếu ông Macron và bà Le Pen lọt vào vòng 2 thì ông Macron sẽ là người có khả năng giành chiến thắng nhiều hơn.

Thành công lịch sử

Dù triển vọng giành chiến thắng trong vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp của bà Marine Le Pen là không nhiều nhưng đây có thể coi là thành công lịch sử của đảng “Mặt trận Dân tộc”. Bà Le Pen không chỉ giành được nhiều phiếu bầu hơn đáng kể so với cha mình năm 2002 mà còn có thể cạnh tranh sòng phẳng trong vòng 2 bầu cử. Các chuyên gia nghiên cứu xã hội học cho biết, kết quả của “Mặt trận Dân tộc” trong bầu cử năm 2017 cao gần gấp 2 lần so với năm 2002. Điều này cho thấy đảng này không những không bị cô lập như 15 năm trước mà ngược lại, họ lại đang nhận được sự ủng hộ của không ít cử tri Pháp.

Theo Đức Dũng

Cùng chuyên mục
XEM