Bát phở lớn của người Việt và hộp phở nhỏ của Thái Lan

23/07/2018 17:00 PM | Kinh doanh

Thương hiệu Phở Việt Nam cần có những khẳng định bằng chất lượng “đây là văn hóa của đất nước chúng tôi”.

Thời bộ lạc ở Châu Âu có một hình thức thị uy sức mạnh là “mời ăn”. Bộ lạc này mời bộ lạc kia đến thiết đãi long trọng, thể hiện sự giàu có của mình qua đó truyền đi thông điệp “chúng tôi rất hùng mạnh, hãy từ bỏ ý định thôn tính”.

Tâm lý cổ xưa dường như tái hiện lại trong xã hội Việt Nam ngày nay, khi mà quyền thế, thừa mứa vật chất được xem như là biểu tượng của sung túc giàu có. Tô phở lớn nhất thế giới - đó cũng là ý tưởng thú vị để khuếch trương thương hiệu.

Nhưng phải thực tế với nhau rằng, để bảo vệ và phát triển thương hiệu doanh nghiệp cần hành động thiết thực hơn, sáng tạo hơn chứ không chỉ một kỷ lục về số lượng, nó sẽ nhanh chóng bị lãng quên.

Bát phở lớn của người Việt và hộp phở nhỏ của Thái Lan - Ảnh 1.

Tô phở lớn nhất thế giới của Vifon tuy có hiệu ứng quảng bá nhưng để khẳng định thương hiệu cần nhiều thứ khác nữa!

Vì sao miếng shushi Nhật bé xíu nhưng khiến thế giới trầm trồ; chiếc bánh hamburger không lớn nhưng người Mỹ cho thấy hình ảnh của một xã hội công nghiệp bậc nhất. Phở Việt Nam cần có những nhà đầu tư có tâm và tầm để tiến vào thị trường khó tính.

Từ trước tới nay, phở Việt Nam nổi tiếng không phải vì nó được làm thật to, thật nhiều mà là nơi kết tinh tinh hoa của nền văn minh lúa nước lâu đời. Vì vậy, phải làm sao “công nghiệp hóa” phở, gọn nhẹ, bổ dưỡng phù hợp với xã hội công nghiệp vốn eo hẹp thời gian.

Thái Lan sản xuất phở Việt bán sang Châu Âu, Châu Mỹ thu lợi nhuận kếch xù, nguy cơ mất thương hiệu là có thật. Tô phở lớn vào sách kỷ lục thế giới, nhưng hiệu quả không bằng gói phở nhỏ, rất đẹp mắt của người Thái!

Không biết vì đâu những kỷ lục về ăn uống ngày một nhiều, trong khi đó cái rất cần là những kỷ lục về sáng tạo, nghiên cứu thắp đuốc tìm không thấy.

Người Việt chưa giàu như vô cùng lãng phí, sự thừa mứa nơi này chẳng liên quan gì đến sự thiếu thốn cái ăn khắp mọi nơi. Tô phở, chiếc bánh chỉ là một phần rất nhỏ trong tính cách trọng danh hơn trọng thực của người Việt.

Xa hơn là tiết kiệm chống lãng phí. Vợ chồng Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuyến thăm Mỹ cách đây mấy năm, những tưởng phu nhân một nước giàu có sẽ thêu hoa dát gấm lên người khi đối diện với Tổng thống một nước giàu nhất thế giới.

Nhưng không, bà Ho Ching (phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long) sử chiếc túi xách trị giá 250 VND, loại túi có thể mua bất cứ đâu ở Việt Nam. Có rất nhiều điều để nói về cái túi xách bình dân nhưng có một điều ai cũng dễ dàng nhận ra là sự tiết kiệm.

11 đô la và thậm chí 11 tỷ đô la không vấn đề gì với một quốc gia đang rất nhiều tiền như Singgapore, nhưng cái quý giá là những người lãnh đạo đã truyền đi cảm hứng tiết kiệm cho toàn xã hội. Đó cũng là đức tính biến một làng chài nhỏ bé thành trung tâm tài chính của thế giới.

Bà Tổng thống xinh đẹp của Croatia sang Nga cổ vũ đội nhà thi đấu ở World Cup bằng tiền túi, trừ vào lương. Điều đó quá khác với những chuyến công cán nước ngoài bằng visa VIP, bằng ngân sách của rất nhiều quan chức Bộ ngành, tỉnh thành.

Thương hiệu Phở Việt Nam cũng vậy, cần có những khẳng định bằng chất lượng và làm sao để truyền đi thông điệp “đây là văn hóa của đất nước, con người Việt Nam”.

Người Việt đang lãng phí rất nhiều thứ, từ tô phở, chiếc bánh chưng cho đến cả “nguyên khí quốc gia” là chất xám, cơ hội vươn lên.

Theo Trương Khắc Trà

Từ khóa:  phở
Cùng chuyên mục
XEM