Bắt gặp trẻ nói dối không hẳn là dấu hiệu xấu, thậm chí điều đó còn tốt cho chúng

26/11/2016 10:23 AM | Công nghệ

Trên thực tế, nói dối là một dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi nói dối, trẻ đang thể hiện cả 2 điều cùng lúc: các kỹ năng nhận thức quan trọng và sự thiếu hụt các kỹ năng nhận thức.

Điều đó hoàn toàn bình thường

Khi phát hiện ra con mình nói dối, bạn rất dễ nổi giận. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý trẻ nhỏ đặc biệt là về vấn đề nói dối, và hóa ra hành động đó là hoàn toàn bình thường.

Hiện tượng này thường bắt đầu lúc trẻ khoảng 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Và theo Kang Lee, một nhà tâm lý học phát triển thì các bậc cha mẹ không cần phải tỏ ra lo lắng.

Thường thì trẻ nói dối vì đã làm điều gì đó sai. Nhưng bạn cần phải thán phục về độ sâu sắc trong lời nói dối của trẻ. Nói dối đòi hỏi một thứ gọi là "chức năng quản trị", tức khả năng kiểm soát trí nhớ ngắn hạn, khả năng kiềm chế và lập kế hoạch cùng một lúc.

Chúng loại bỏ thực tế, tạo ra một thực tế của riêng mình, và lấp đầy nó với một khái niệm hoàn toàn khác. Đối với một đứa trẻ 3 tuổi, điều đó là khá ấn tượng.

Trên thực tế, nói dối là một dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi nói dối, trẻ đang thể hiện cả 2 điều cùng lúc: các kỹ năng nhận thức quan trọng và sự thiếu hụt các kỹ năng nhận thức.

Bộ não của trẻ đang phát triển và tương tác với thế giới bên ngoài, cố gắng xem mọi thứ vận động ra sao và khám phá những giới hạn của chúng. Vì thế, trước khi hoảng sợ và mắng mỏ chúng, hãy nhớ rằng đó là do quá trình phát triển của não bộ ở trẻ.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng mình cần phải khuyên trẻ không nên nói dối, và nếu chúng có trót dại làm thế thì cũng không nên lo sợ cho tương lai của chúng.

Các nghiên cứu về vấn đề này

Đã có nhiều thử nghiệm được thực hiện trong năm 1989 và 2002 để tìm hiểu mức độ thường xuyên của việc nói dối ở trẻ.

Họ đưa một nhóm trẻ vào một căn phòng, từng đứa một, trong đó có một cái hộp. Họ nói với đứa trẻ rằng bên trong hộp là một thứ đồ chơi mà chúng không được phép nhìn trộm.

Sau đó họ để chúng trong phòng nhưng có thể quan sát được từ bên ngoài mà chúng không biết, mục đích là để xem đứa trẻ có trung thực về việc nhìn trộm hay không.

Sau đó họ quan sát cho đến lúc đứa trẻ mở nắp hộp để nhìn vào. Thường thì, họ chờ khoảng 5 phút. Sau 5 phút họ quay lại phòng và hỏi đứa trẻ, "Cháu có nhìn trộm thứ đồ chơi trong hộp không?", và thu được kết quả rất thú vị.

Có 2 nhóm trẻ, một nhóm khoảng 3 tuổi, nhóm còn lại từ 4 đến 7 tuổi. Khoảng 54% những trẻ nhìn vào hộp nói dối về việc đó. Tuy nhiên, trong nhóm trẻ lớn hơn (4-7 tuổi) có đến hơn 75% nói dối về việc đó.

Có một giả thuyết khác rộng hơn về nói dối tên là "Giả thuyết về tâm trí". Đứa trẻ 7 tuổi có thể biết rằng nó đã ăn chiếc bánh quy cuối cùng, còn bạn thì không.

Vì vậy, chúng nói dối để che giấu đi việc đó, vì lũ trẻ biết rằng bạn không chắc 100% về lời nói dối. Điều cốt yếu ở đây là đứa trẻ không cố tình tỏ ra dối trá như vậy, đôi khi nó chỉ xảy ra một cách vô thức, và điều này lại là một khía cạnh của sự phát triển tâm trí.

Do đó, bạn vẫn nên nói chuyện với con về vấn đề nói dối, nhưng đừng tỏ ra lo sợ là mình sẽ làm hỏng con mình. Chúng vẫn là trẻ con mà thôi, và đó là một phần của quá trình phát triển!

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM