Bão “quái vật” Dorian có thể “cuốn bay” 25 tỷ USD của ngành bảo hiểm

03/09/2019 10:54 AM | Xã hội

Các thảm họa tự nhiên đang gây nên những thiệt hại kinh tế khủng khiếp và khó dự báo trước.

Dorian - cơn bão Đại Tây Dương mạnh thứ hai trong lịch sử đã đổ bộ vào đảo quốc Bahamas, gần bang Florida của Mỹ vào ngày 2/9 vừa qua. Theo Retuers, siêu bão mạnh cấp 5, sức gió lên đến 290 km/h này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và dự báo số thương vong sẽ tiếp tục tăng lên. Chính quyền Florida, Nam Carolina và Georgia đã ra lệnh di tản hơn 1 triệu người khỏi vùng nguy hiểm.

Sức tàn phá chưa từng thấy cùng đường đi phức tạp, khó lường không chỉ khiến các nhà dự báo thời tiết gặp khó khăn mà còn được cho là sẽ gây nên những thiệt hại kinh tế khủng khiếp.

Bão “quái vật” Dorian có thể “cuốn bay” 25 tỷ USD của ngành bảo hiểm - Ảnh 1.

Ảnh chụp vệ tinh cơn bão Dorian vào ngày 30/8.

Theo các nhà phân tích UBS, "siêu bão quái vật" Dorian có thể khiến ngành bảo hiểm mất trắng 25 tỷ USD, đồng thời đối mặt với khoản lỗ từ 5 đến 40 tỷ USD. Tùy vào đường đi của bão, thiệt hại kinh tế đối với Bahamas và Florida cũng sẽ chạm ngưỡng hàng chục tỷ USD. Trong khi đó, các nhà phân tích ước tính thảm họa tự nhiên năm 2019 sẽ gây thiệt hại khoảng 70 tỷ USD cho nền kinh tế.

Các công ty bảo hiểm đã phải đối mặt những hóa đơn kỷ lục với tổng giá trị lên đến 135 tỷ USD từ các cơn bão, động đất và hỏa hoạn vào năm 2017. Theo Munich Re, vụ cháy rừng ở California và cơn bão Michael là những thảm họa tốn kém nhất trong năm 2018 khi đều gây thiệt hại khoảng 16 tỷ USD và hơn 12 tỷ USD trong số đó được bảo hiểm chi trả.

Bão “quái vật” Dorian có thể “cuốn bay” 25 tỷ USD của ngành bảo hiểm - Ảnh 2.
Bão “quái vật” Dorian có thể “cuốn bay” 25 tỷ USD của ngành bảo hiểm - Ảnh 3.
Bão “quái vật” Dorian có thể “cuốn bay” 25 tỷ USD của ngành bảo hiểm - Ảnh 4.

Cảnh hoang tàn tại Bahamas khi siêu bão Dorian vừa quét qua.

Cũng trong năm ngoái, tổng thiệt hại từ thảm họa thiên nhiên được các công ty bảo hiểm chi trả lên tới 80 tỷ USD, vượt xa mức trung bình đã điều chỉnh theo lạm phát trong 30 thập kỷ qua. Theo FM Global, những giám đốc tài chính cần quan tâm nhiều hơn và xem xét phân tích các rủi ro từ thiên tai từ hai đến năm năm, cũng như đánh giá mức độ dễ tổn thương của doanh nghiệp.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM