Bangladesh nâng cao sức khỏe cộng đồng nhờ những chiếc... toilet

25/03/2018 09:02 AM | Xã hội

Bangladesh là nước nghèo nhất Châu Á với GDP bình quân đầu người chỉ bằng nửa Ấn Độ nhưng tỷ lệ trẻ em tử vong của nước này lại thấp hơn Ấn Độ lẫn Pakistan và thậm chí dưới mức bình quân của thế giới.

Hiệu trưởng Mohamed Iqbal Baher của một ngôi trưởng tại Trishal-Bangladesh đã làm công việc nay được 27 năm và ông nhận ra rằng học sinh của mình dù vẫn thỉnh thoảng vắng mặt do phụ gia đình làm nông nhưng số trường hợp nghỉ ốm lại đang giảm đi. Thú vị hơn nữa, ông Baher có cảm giác như những học trò của mình đang ngày càng cao hơn.

Trên thực tế, cảm giác của ông Baher có lẽ là chính xác bởi sức khỏe của trẻ em Bangladesh đang ngày càng cải thiện. Trong khoảng 1993-1994, khoảng 14% số trẻ em Bangladesh 6-11 tháng tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy trong 2 tuần trước khi cuộc khảo sát diễn ra. Điều này vô cùng có hại cho trẻ nhỏ bởi đây là thời kỳ phát triển mạnh của cơ thể. Tuy nhiên, con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 7% vào năm 2014.

Cá biệt tại những thành phố như Matlab, tỷ lệ trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy và kiết lị đã giảm 90% kể từ đầu thập niên 1990.

Bangladesh nâng cao sức khỏe cộng đồng nhờ những chiếc...toilet - Ảnh 1.

Tỷ lệ tiêu chảy trên mỗi 100.000 người ở Matlab-Bangladesh giảm mạnh

Đây có lẽ là điều đáng ngạc nhiên bởi Bangladesh là nước nghèo nhất Châu Á với GDP bình quân đầu người chỉ bằng nửa Ấn Độ nhưng tỷ lệ trẻ em tử vong của nước này lại thấp hơn Ấn Độ lẫn Pakistan và thậm chí dưới mức bình quân của thế giới.

Vậy đâu là nguyên nhân cho sự cải thiện này?

Tác dụng của những chiếc toilet

Theo nhiều chuyên gia, việc người dân Bangladesh bắt đầu có thói quen sử dụng nhà vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính nâng cao tình hình sức khỏe cộng đồng nơi đây. Trong khoảng 2006-2015, chương trình hỗ trợ cộng đồng BRAC đã giúp hơn 5 triệu gia đình Bangladesh xây nhà vệ sinh riêng, qua đó giảm thiếu số ca mắc bệnh ỉa chảy hay kiết lị.

Ngày nay, việc sở hữu một căn toilet đã trở thành biểu tượng của sự tôn trọng tại Bangladesh và thậm chí cô dâu sẽ không chấp nhận lấy chú rể nếu nhà trai không có nổi một nhà vệ sinh riêng. Số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy tỷ lệ đi vệ sinh bậy đã hoàn toàn biến mất ở Bangladesh.

Báo cáo này của WHO có vẻ hơi quá khi nhiều nghiên cứu độc lập cho thấy khoảng 5% số hộ gia đình ở Bangladesh vẫn đi vệ sinh tự do hoặc xả thẳng xuống các con sông. Dẫu vậy, các con số trên vẫn cho thấy Bangladesh đang làm tốt hơn những nước nghèo khác. Báo cáo của WHO cho thấy 40% dân số Ấn Độ đi vệ sinh tự do ngoài trời. Mặc dù chính phủ Ấn Độ cho biết đã giảm số lượng người dân đi vệ sinh bậy ở các vùng quê từ 550 triệu xuống 250 triệu vào người vào năm 2014 nhưng vẫn còn kém xa so với Bangladesh.

Bangladesh nâng cao sức khỏe cộng đồng nhờ những chiếc...toilet - Ảnh 2.

Theo BRAC, ban đầu người dân Bangladesh không hào hứng mấy với những nhà vệ sinh công cộng hay toilet riêng được xây bởi chúng có mùi quá nặng. Tuy nhiên BRAC đã xây miễn phí những toilet này cho người nghèo và kích động phong trào chê bai những nhà giàu không có nhà vệ sinh riêng.

Hệ quả là những người dân vùng quê bắt đầu sử dụng toilet riêng như một biểu tượng cho sự hiểu biết và lịch sự.

Nhờ những cố gắng này mà môi trường sống cũng như nguồn nước, đất hay không khí quanh các khu vực dân cư của Bangladesh được cải thiện đáng kể, qua đó nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

AB

Cùng chuyên mục
XEM