Bạn thích mua sách nhưng không bao giờ đọc hết chúng, vậy làm thế nào để đọc ít mà vẫn biết nhiều, thông minh lên?

16/12/2019 06:00 AM | Sống

Đây là lý do tại sao những người thông minh nhất thế giới sở hữu hàng tấn sách, dù họ chẳng thể đọc hết chúng.

Có một câu chuyện điển hình về những kẻ nghiện sách. Với ai đó thích đọc, cảm giác đi vào hiệu sách chẳng khác gì bước chân vào thiên đường còn tri thức như niềm hạnh phúc ngay trong tầm tay. Mỗi giá gỗ chứa đầy những cuốn sách thú vị mà tác giả đã dành nhiều năm để viết nên.

Tham khảo thêm Sách hư cấu, sách bán hư cấu và sách phi hư cấu là gì và khi nào thì nên đọc gì?

Với niềm say mê vô bờ bến, bạn chẳng thể ngăn bản thân rút ví và thanh toán ngay lập tức. Và thế là giá sách của bạn lại đầy thêm hàng ngày. Trong căn hộ của bạn, sách có mặt ở mọi nơi: Phòng ngủ, xe, bếp hay ngay cả phòng tắm...

Và khi những kệ sách ngày một chồng chất, bạn chợt cảm thấy tội lỗi vô cùng: Bạn nhận ra mình sẽ chẳng bao giờ đọc hết tất cả những cuốn sách đã mua. Cảm giác tội lỗi còn là khi bạn không đủ kiên nhẫn để hoàn thành những cuốn sách đọc dở.

Nhưng đừng lo lắng, mọi chuyện không quá tồi tệ như bạn tưởng… Ngay cả khi bạn không có thời gian để đọc hết mọi thứ, việc có quá nhiều sách chưa đọc thực sự mang lại nhiều ý nghĩa cho bạn!

Khi nghiên cứu thói quen đọc sách của con người tương quan với sự thay đổi trong xã hội, nhiều bằng chứng chỉ ra thời đại của chúng ta đòi hỏi những cách mới để tìm kiếm, chọn lọc, tiêu thụ và áp dụng kiến ​​thức để cải thiện cuộc sống.

Cùng với sự bùng nổ thông tin, nhiều phương tiện ra đời không chỉ để phục vụ việc đọc. Mà quan trọng hơn cả, đó là cách chúng ta đọc sách. Lạc lối trong các thể loại tiểu thuyết là chuyện bình thường của độc giả, nhưng khi việc đọc phục vụ cho học tập thay vì giải trí, chúng ta cần có chiến lược cụ thể.

Sau đây là những cách đọc sách thông minh nhất được rút ra từ kinh nghiệm của các doanh nhân tầm cỡ thế giới:

Mẹo thứ nhất: Hãy để những cuốn sách chưa đọc như một nhắc nhở về sự ham học

Có hàng tỷ người đã tạo ra tri thức và ghi lại chúng cho tương lai từ ngàn năm trước. Những gì bạn biết chỉ là một giọt nước trong đại dương. Do vậy chúng ta cần sự khiêm tốn. Nó cho chúng ta một cái nhìn thực tế hơn về bản thân và vị trí của mình trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự ham học hỏi nhiều hơn.

Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào vấn đề: Chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta thực sự làm.

Kệ sách không phải là thứ để bạn khoe khoang sự hiểu biết. Chúng nên chứa nhiều thứ bạn không biết như sách tài chính, nghiên cứu về thị trường bất động sản hiện tại, triết học...

Thực tế, bạn tích lũy thêm kiến ​​thức và nhiều sách hơn khi già đi. Và số lượng sách chưa đọc ngày càng tăng trên kệ sẽ khiến bạn muốn ngay lập tức trau dồi sự hiểu biết của mình thay vì tự hào đã học được nhiều thứ.

Bạn thích mua sách nhưng không bao giờ đọc hết chúng, vậy làm thế nào để đọc ít mà vẫn biết nhiều, thông minh lên? - Ảnh 1.

Mẹo thứ hai: Xem sách như một thử nghiệm

"Một cuốn sách có thể thay đổi cuộc sống" không phải là câu nói suông!

Hãy thử đặt cược vào cuốn sách bạn mua.

Khi bạn thực hiện càng nhiều thử nghiệm thông minh, bạn càng có nhiều khả năng tìm thấy sự đột phá. Các nhà khoa học vĩ đại không bao giờ ngại thử nghiệm.

"Theo kinh nghiệm của các doanh nhân, cần đọc 10 cuốn sách trước khi có thể tìm thấy một cuốn sách có kiến ​​thức đột phá."

Bạn thích mua sách nhưng không bao giờ đọc hết chúng, vậy làm thế nào để đọc ít mà vẫn biết nhiều, thông minh lên? - Ảnh 2.

Mẹo thứ ba: Đừng bỏ lỡ những thông tin ngoài lề bên cạnh cuốn sách

Sách còn mang lại nhiều giá trị đi kèm, ví dụ như nguồn thông tin thú vị bạn đọc tìm thấy trong các cuộc phỏng vấn tác giả, tóm tắt sách, đánh giá, trích dẫn của sách…

Điều tuyệt vời là chúng miễn phí và là một yếu tố giúp bạn chọn những cuốn sách phù hợp trước khi mua.

Nếu như cuốn sách là một phiên bản cô đọng của ý tưởng, thì những podcast phỏng vấn, tóm tắt nội dung, review là sự cô đọng của cuốn sách.

Cách tìm kiếm những thông tin này hiệu quả như sau:

- Đọc 2-3 bản tóm tắt của sách. Đối với hầu hết mọi cuốn sách, bạn sẽ tìm thấy một số tóm tắt từ những người đã đọc, thường chứa thông tin cốt lõi.

- Nghe một cuộc phỏng vấn tác giả (podcast). Các cuộc phỏng vấn rất hấp dẫn và người phỏng thay bạn đặt những câu hỏi hấp dẫn nhất với tác giả.

- Xem bài giới thiệu của tác giả. Khi một tác giả bị buộc phải thu nhỏ một cuốn sách 200 trang thành một cuộc nói chuyện dài 20 phút, họ chia sẻ ý tưởng chủ đạo và câu chuyện hay nhất của họ.

- Đọc các đánh giá trên các trang bán sách online. Chúng ta sẽ có được những đánh giá khách quan từ ​​những độc giả yêu thích cuốn sách cho đến những người ghét nó.

- Đọc các chương đầu tiên và cuối cùng của cuốn sách. Các chương đầu tiên và cuối cùng của một cuốn sách thường chứa nội dung có giá trị nhất trong đó.

Theo Ngọc Huyền

Cùng chuyên mục
XEM