Bận rộn đâu phải lúc nào cũng tốt, đây là cách tôi sử dụng "sự lười biếng" để tạo ra lợi thế trong công việc và cuộc sống

02/04/2017 14:29 PM | Sống

Bạn có nghĩ mình là người lười biếng? Lười biếng có phải một tính tốt không? Theo chuyên gia tài chính, tác giả cuốn sách "Best seller" Moneyball Michael Lewis: Nó có thể là chìa khóa cho thành công của bạn!

Trong hội nghị Insight Summit 2017 cho công ty khảo sát trực tuyến Qualtrics tổ chức, Lewis đã giải thích lí do tại sao sự lười biếng không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực và nó đã giúp ông thành công như thế nào.

"Tôi lớn lên ở New Orleans, nơi mọi người đều không làm gì. Đó là một nơi tuyệt diệu và quyến rũ vô tận. Nhưng ở đây, việc ý tưởng về những thứ bạn làm trên thế giới này sẽ quyết định giá trị của bạn là điều lạ lẫm", Lewis kể lại.

"Cha từng thuyết phục cả gia đình tôi rằng: Làm càng ít càng tốt, một lời khiển trách nhẹ nhàng thì dễ nghe hơn thực hiện một nhiệm vụ khó khăn". Điều đó hóa ra không đúng.

Tuổi trẻ của Lewis từng mắc kẹt với ý tưởng về sự "lười biếng" nhưng sự bận rộn liên tục cũng không nhất thiết là một điều tốt.

Kiểm soát sự lười biếng đã giúp ông thành công vì ông tập trung nỗ lực ở những mục tiêu thực sự quan trọng. Đây là cách Michael Lewis sử dụng "sự lười biếng" để tạo ra lợi thế thực sự trong công việc và cuộc sống:

1. Nếu bạn không có gì để làm, điều đó cũng không sao

Lần cuối bạn cảm thấy thoái mái khi lười biếng là khi nào? Điều này không phải bạn nghỉ ngơi trong một giờ hay một ngày, nó có nghĩa là bạn không có việc gì gấp gáp để phải làm ngay lập tức. Nếu bạn cho rằng siêng năng là điều rất quan trọng, có lẽ bạn sẽ hoảng hốt khi ai đó hỏi: "Anh đang làm gì thế?" trong lúc bạn đang không làm gì. Lewis nói rằng ông cảm thấy không sao nếu như không làm gì bởi lúc đó chẳng có thứ gì thu hút sự chú ý của ông.

Bạn đã bao giờ làm việc chỉ để tránh cảm giác "không có việc gì làm"? Biết bao nhiêu cơ hội tốt hơn đã bị bỏ lỡ vì bạn đang bận rộn thực hiện một công việc bạn không thực sự muốn. Rảnh rỗi hoặc ít bận rộn hơn đồng nghĩa với việc bạn có thể sẵn sàng nắm lấy cơ hội thực sự xứng đáng với nỗ lực của bạn. Cũng có nghĩa là, bạn sẽ có thời gian, không gian để tìm kiếm những dự án thực sự đáng giá. Nếu luôn luôn bận rộn, bạn sẽ bỏ lỡ chúng.

2. Không lãng phí thời gian chỉ để cố gắng "tận dụng thời gian"

Đó là điều mà hầu hết chúng ta đang làm. Mọi người lãng phí nhiều năm trong cuộc sống chỉ để cố gắng không lãng phí thời gian. Nếu bạn nhầm lẫn giữa sự bận rộn và những mục tiêu quan trọng, bạn sẽ không thể nào nhận ra những thứ thực sự quan trọng.

Lewis sẵn sàng "lãng phí" thời gian, rất nhiều thời gian để có thể tìm ra điều thực sự đáng giá. Ông dành cả năm hoặc hơn thế để trò chuyện với những người quan tâm đến mục tiêu của ông, cho dù ông không chắc khi nào có thể hoàn thành nó.

Rất nhiều cơ hội tốt tiềm ẩn trong cuộc sống nhưng bạn đã không thể nắm bắt được chúng bởi bạn không còn thời gian rảnh. Lần tới, khi quyết định làm một việc gì đó chỉ để "không lãng phí thời gian", bạn hãy dừng lại, để cho bản thân rảnh rỗi bởi điều đó không đem lại lợi ích gì.

3. Khi trò chơi thay đổi, bạn cần có những "khoảng trống" để có thể nắm bắt cơ hội

"Sự lười biếng của tôi giống như một bộ lọc. Nó phát huy hiệu quả tốt khi tôi quyết định làm điều gì đó", Lewis khẳng định. Ông đã xuất bản 6 cuốn sách trong 10 năm qua và hoàn thành công việc biên tập ở Vanity Fair.

Rõ ràng, sự "lười biếng" ông nhắc tới không hề ngăn ông làm được rất nhiều việc khác. Lewis sử dụng khoảng thời gian "lười biếng" để xác định rõ mục tiêu thực sự, điều ông muốn làm và sẽ dốc sức để làm. Nếu luôn bận rộn với cả núi việc hàng ngày, tâm trí bạn sẽ chẳng có "khoảng trống" để nghĩ tới những cơ hội tốt hơn hay thích ứng với những thay đổi bất ngờ.

Sự lười biếng chỉ có tác dụng tích cực đối với việc mà bạn thực sự quan tâm. Hãy cho mình những khoảng thời gian "lười biếng" để có thể nói "có" khi cơ hội tốt trao đến tay.

Theo Thu Hoài

Cùng chuyên mục
XEM