Bạn có mắc những sai lầm này khi vay tiền ngân hàng?

01/09/2017 08:00 AM | Kinh doanh

Dù thường xuyên tiếp xúc với công việc kinh doanh và các giao dịch ngân hàng nhưng chưa hẳn là bạn đã nắm rõ hết những hiểu biết cần thiết về các giao dịch này. Dưới đây là một số sai lầm những người có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh thường mắc phải:

Thời hạn vay nên căn cứ theo năng lực và nguy cơ tài chính của bản thân bạn

1. Vay ngân hang thời hạn càng lâu càng tốt

Nhiều người muốn vay hạn mức dài để giảm tối đa số tiền phải trả hàng tháng, nhiều người lại muốn vay trong thời gian vô cùng ngắn để hạn chế chi phí lãi suất. Đâu mới là câu trả lời đúng?

Thật ra, không có phương án cố định cho mọi tình huống. Tốt nhất bạn nên căn cứ theo năng lực và nguy cơ tài chính của bản thân mình. Để tránh cảnh kiệt quệ tài chính, các chuyên gia khuyên người vay nên kiểm tra kỹ ngân sách, tổng thu nhập mỗi tháng trước khi quyết định số tiền vay. Việc trả nợ chỉ nên chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn. Nếu không, bạn rất có thể rơi vào cảnh đi vay nợ mới để trả nợ cũ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vay quá lâu hơn mức cần thiết để tránh áp lực nợ và số tiền lãi tăng lên.

2. Chính sách của mọi ngân hàng đều như nhau

Nếu bạn nghĩ rằng chính sách của mọi ngân hàng đều giống nhau thì bạn đã nhầm. Tuy ngân hàng nhà nước đã đặt ra mức lãi suất cơ bản nhưng mỗi ngân hàng lại có cách áp dụng lãi suất khác nhau, phương pháp tính lãi và các khoản lệ phí, phạt cũng rất khác nhau.

Thứ nhất, người đi vay cần chú ý đến cách tính lãi của ngân hàng. Hiện nay, nhà băng có hai hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu. Trong đó, lãi suất trên dư nợ gốc là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay; lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các kì trước đó. Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cực thấp và áp dụng tính lãi trên dư nợ gốc khiến khách vay khổ sở vì chi phí lãi. Bạn cần nghiên cứu kĩ vấn đề này trước khi ra quyết định vay vốn.

Thứ hai và cũng là điều quan trọng nhất: bạn nên so sánh kỹ lãi suất các ngân hàng trên cùng 1 phương thức tính lãi. Hiện nay, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn và 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn (nguồn) - một biên độ giao động không hề nhỏ. Việc lựa chọn được các gói vay ưu đãi ở mức lãi suất thấp sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều áp lực trong kinh doanh.

Nếu có nhu cầu vay trong diện này, bạn có thể tham khảo gói tín dụng vay sản xuất kinh doanh mới của BIDV, theo đó, khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt các gói vay khác nhau, lãi suất chỉ từ 6,9%/năm đối với các khoản vay dưới 06 tháng và từ 7,2%/năm đối với các khoản vay từ 06 tháng đến 11 tháng – mức lãi suất ưu đãi thực sự hấp dẫn và phù hợp cho cá nhân. Đặc biệt, lãi suất này lại tính trên dư nợ giảm dần, giúp người vay giảm được rất nhiều gánh nặng lãi.

Vốn được xem là cái tên được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực tín dụng, các sản phẩm của BIDV thường có lãi suất ưu đãi, thời hạn linh động và thủ tục nhanh gọn. Đặc biệt, các gói tín dụng sản xuất kinh doanh là thế mạnh phát triển và chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV. Các chương trình hỗ trợ vay sản xuất kinh doanh của BIDV thường được người có nhu cầu vay vốn mong chờ và hết trước thời hạn dự kiến khá nhanh. Điển hình như các gói vay sản xuất kinh doanh đầu năm 2017 có quy mô 10.000 tỷ đồng và 7.000 tỷ đồng đã kết thúc khi chưa đến một nửa thời gian dự kiến. Chương trình ưu đãi hiện nay của BIDV với quy mô 15.000 tỷ đồng tuy dự kiến sẽ áp dụng đến ngày 31.12.2017 nhưng hiện nay đang có tiến độ giải ngân rất cao và dự báo cũng sẽ kết thúc trước thời hạn. Vì vậy, nếu có nhu cầu vay vốn, nên liên hệ nhanh với các chi nhánh BIDV gần nhất để nhận tư vấn đầy đủ nhất.

3. Hộ gia đình không còn được vay vốn sản xuất kinh doanh

Thông tư số 39/2016/NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 3 vừa qua quy định các hộ kinh doanh, gia đình không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể để vay vốn tại tổ chức tín dụng. Điều này khiến nhiều chủ hộ, gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ lo ngại vì vay vốn ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Khi người đứng tên vay và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân thì sẽ phải chịu điều chỉnh lãi suất theo cá nhân thông thường, không còn được hưởng một số lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích hộ sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn thực tế của các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng đã linh động điều chỉnh các gói vay ưu đãi để đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm đối tượng này.

Bạn có mắc những sai lầm này khi vay tiền ngân hàng? - Ảnh 1.

Gói vay sản xuất kinh doanh hấp dẫn của BIDV được dự báo sẽ kết thúc trước thời hạn

Theo ghi nhận sau nửa năm thông tư trên được áp dụng, việc vay vốn kinh doanh đứng tên chủ hộ không gặp nhiều trở ngại. Lấy ví dụ với gói vay ưu đãi của BIDV, các cá nhân chủ hộ kinh doanh vẫn được vay với lãi suất ưu đãi, không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng. Các thủ tục vay vốn, lãi suất ưu đãi và quy chế hỗ trợ cho người vay vốn vẫn được đảm bảo.

Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong việc quyết định lựa chọn gói vay và hình thức vay vốn phù hợp.

A.D

Từ khóa:  ngân hàng
Cùng chuyên mục
XEM