Bài học quý cho người lập nghiệp: Đọc Tam Quốc, 20 tuổi thấy Tào Tháo là người tài giỏi nhất, 40 tuổi thấy Tư Mã Ý xuất chúng nhất, 60 tuổi ngộ ra Lưu Bị mới là người lợi hại nhất

26/09/2018 10:20 AM | Sống

Từ cuộc đời của Lưu Bị, người sáng lập ra nhà Thục Hán, thời kì Tam Quốc ngộ ra chân lý của việc lập nghiệp, đây rốt cuộc là một quá trình như thế nào?

Thông qua cuộc đời của Lưu Bị, người sáng lập ra nhà Thục Hán, thời kì Tam Quốc nhìn thấu chân lý của việc lập nghiệp, đây rốt cuộc là một quá trình như thế nào? Thú vị, vui vẻ hay đầy những đau đớn, khó khăn? Hay là tổng thể của những cung bậc cảm xúc đó, hoặc cũng có thể câu hỏi này không có một đáp án tiêu chuẩn nào cả.

Tôi từng đọc qua câu nói này: 20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo là người tài giỏi nhất, 40 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tư Mã Ý lợi hại nhất, 60 tuổi đọc Tam Quốc mới ngộ ra Lưu Bị mới là người tài nhất.

20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo giỏi nhất, điều này ai cũng có thể hiểu được, Tào Tháo xưng bá các nước chư hầu, dẫn dắt đội quân trăm vạn binh mã chinh chiến khắp thiên hạ, người người biết đến tiếng tăm.

Bài học quý cho người lập nghiệp: Đọc Tam Quốc, 20 tuổi thấy Tào Tháo là người tài giỏi nhất, 40 tuổi thấy Tư Mã Ý xuất chúng nhất, 60 tuổi ngộ ra Lưu Bị mới là người lợi hại nhất  - Ảnh 1.

40 tuổi cảm thấy Tư Mã Ý lợi hại, điều này cũng có thể lý giải, chính nhờ sự âm thầm nhẫn nhịn, chịu đựng của mình mà cuối cùng cả thiên hạ đều là của gia tộc Tư Mã. 

60 tuổi thấy Lưu Bị là người tài giỏi nhất, đó là bởi thấy được Lưu Bị là người biết nhìn người, có tài dùng người và biết cách giữ chân người tài. Hoặc có thể nói như này, Lưu Bị đến cuối cùng có thể tạo dựng được cơ nghiệp, thứ mà ông dựa vào không phải là gia thế, cũng không phải là việc ông có trong tay bao nhiêu binh mã và đó là khả năng thu hút và trọng dụng người tài.

So với những nhân vật nổi tiếng khác, cái gọi là gia thế đối với Lưu Bị chỉ là một gia đình nghèo, cha mất sớm, Lưu Bị phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống, không có gì trong tay.

Thế nhưng, ngay từ khi còn trẻ ông luôn lấy việc giành lấy thiên hạ làm mục tiêu sự nghiệp của mình, nửa đời bôn ba trên lưng ngựa, sống đến cái tuổi đáng ra phải được hưởng phúc, tuổi được con đàn cháu đống rồi mà vẫn không có lấy một tấc đất, phải ăn nhờ ở đậu người khác, thế nhưng dù có khó khăn, trắc trở đến đâu, Lưu Bị cũng chưa bao giờ thay đổi hay từ bỏ mục tiêu ban đầu của mình.

Lưu Bị tay không đánh bại cả thiên hạ, tạo dựng một đế chế cho riêng mình, thực ra cũng không khác những người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng ngày nay là bao. Vậy những người lập nghiệp muốn thành công phải cần đến những yếu tố nào? Một trong những yếu tố không thể thiếu đó là biết cách nhìn và dùng người.

Bài học quý cho người lập nghiệp: Đọc Tam Quốc, 20 tuổi thấy Tào Tháo là người tài giỏi nhất, 40 tuổi thấy Tư Mã Ý xuất chúng nhất, 60 tuổi ngộ ra Lưu Bị mới là người lợi hại nhất  - Ảnh 2.

Không ai có thể nói bản thân mình là toàn tài, dù cho bạn có ưu tú đến đâu, dù chuyện gì cũng không làm khó được bạn đến đâu thì bạn cũng chẳng thể nào có nhiều sức lực và tinh thần để xử lý thật tốt từng chuyện từng chuyện một. Lúc này, những trợ thủ đắc lực chính là ưu tiên hàng đầu. Là người lãnh đạo, bạn nhất định phải biết cách sắp xếp mọi người vào vị trí phù hợp với vai trò và năng lực của họ. Ngoài ra, kiên trì và nỗ lực cũng là mấu chốt giúp bạn nắm bắt và đi đến đích của con đường thành công.

Lưu Bị dựa vào tài dùng người của mình, cùng với nỗ lực và sự kiên trì, không cam chịu số mệnh và luôn tìm cách thay đổi, đưa mình lên tới những vị trí cao hơn, trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời đại bấy giờ.

Dù phải đối mặt với những trắc trở và thất bại, Lưu Bị cũng chưa bao giờ cảm thấy thời gian là quá muộn, cũng chưa bao giờ để mất đi sự tự tin, chưa bao giờ cao ngạo hay nản lòng, luôn luôn giữ vững mục tiêu ban đầu, luôn kiên cường, tràn đầy ý chí, không mơ tưởng, chạy theo những thứ hão huyền, xa vời. Có lẽ, thứ mà những nhà lập nghiệp nên học hỏi chính là những điều này.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM