ATAD – Doanh nghiệp Kết cấu thép đầu tiên sở hữu nhà máy chuẩn LEED GOLD tại châu Á

08/12/2017 13:30 PM | Kinh doanh

Vào tháng 9 vừa qua, nhà máy kết cấu thép hiện đại và lớn nhất Việt Nam của Công ty cổ phần Kết cấu thép ATAD ở KCN Long Khánh (Đồng Nai) đã chính thức được USGBC trao chứng nhận đạt chuẩn LEED Gold. Đây là nhà máy kết cấu thép đầu tiên tại Việt Nam và châu Á đạt được chuẩn này.

Nhưng, đằng sau một nhà máy xanh là câu chuyện về ngân sách và những điều khoản, tiêu chuẩn quốc tế khắt khe mà ATAD phải tuân thủ. Câu hỏi đặt ra là vì sao một nhà máy cần đạt chuẩn LEED? LEED có phải là khoản đầu tư sinh lợi?

Xu hướng xây dựng các nhà máy xanh theo chuẩn LEED của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) đang dần trở nên phổ biến trên thế giới và bắt đầu lan sang Việt Nam. Và mặc dù phong trào phát triển công trình xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên nhưng đã đi đầu Châu Á với một nhà máy kết cấu thép chuẩn LEED lớn nhất Việt Nam.

Đầu tư LEED là đầu tư lâu dài cho nhân sự

Các tập đoàn, công ty đa quốc gia đều đang quan tâm đến phát triển bền vững. Xây dựng nhà máy xanh theo chuẩn LEED đã dần trở nên phổ biến trên thế giới và bắt đầu lan sang Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới hiện mới chỉ có một nhà máy kết cấu thép của Thổ Nhĩ Kỳ là đạt chứng nhận LEED Gold.

Còn tại Việt Nam, theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam VGBC, tính đến nay, số công trình tại Việt Nam đạt được chứng chỉ LEED còn rất khiêm tốn, chứ chưa nói đến LEED Gold; và đa số công trình là các văn phòng của các tập đoàn nước ngoài như Coca Cola, Pepsi, Unilever, BigC… Riêng về nhà máy thì ATAD là nhà máy thứ 2 trên toàn cầu và là nhà máy kết cấu thép đầu tiên tại châu Á đạt chuẩn LEED Gold.

ATAD – Doanh nghiệp Kết cấu thép đầu tiên sở hữu nhà máy chuẩn LEED GOLD tại châu Á - Ảnh 1.

Vận hành một nhà máy LEED đòi hỏi nhiều nỗ lực để duy trì các tiêu chuẩn “xanh”, như: kiểm soát chất lượng không khí, năng lượng hoạt động của nhà máy, đảm bảo không gian xanh được duy trì và phát triển cũng như ứng dụng thêm các công nghệ xanh mới."

LEED là gì mà một nhà máy kết cấu thép phải đạt? Câu trả lời từ ông Nguyễn Lê Anh Tuấn– Tổng giám đốc của công ty ATAD, đó là vì tiêu chuẩn LEED nói riêng và công trình xanh nói chung đều hướng đến việc tiết kiệm năng lượng, nước và cung cấp môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động.

“Với đặc thù của dự án thuộc ngành công nghiệp nặng - vốn tiêu thụ rất nhiều điện, nước thì việc tiết kiệm chi phí sản xuất giúp ích rất nhiều cho chủ đầu tư. Môi trường làm việc tốt hơn cho nhân công cũng đồng nghĩa với việc nhà máy nâng cao năng suất lao động”, ông Tuấn nói.

ATAD – Doanh nghiệp Kết cấu thép đầu tiên sở hữu nhà máy chuẩn LEED GOLD tại châu Á - Ảnh 2.

Khu canteen xanh trong nhà máy ATAD Đồng Nai.

Đầu tư LEED là đầu tư tiên phong cho hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế

Hãng giày Nike khi lựa chọn đối tác gia công, luôn quan tâm đến 4 yếu tố: chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng, sản xuất bền vững. Cả 4 yếu tố này, Nike đều coi trọng ngang nhau.

Dẫn câu chuyện hãng giày thể thao hàng đầu thế giới, ông Đỗ Hữu Nhật Quang, đồng sáng lập GreenViet, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn phát triển các công trình xanh ở Việt Nam cho rằng “đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm đến việc xây dựng công trình sản xuất xanh. Xây dựng nhà máy theo chuẩn LEED, ngày càng trở nên quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, hội nhập sâu và phát triển bền vững.

ATAD – Doanh nghiệp Kết cấu thép đầu tiên sở hữu nhà máy chuẩn LEED GOLD tại châu Á - Ảnh 3.

Cận cảnh hệ thống năng lượng mặt trời và gió của nhà máy ATAD Đồng Nai.

“Một doanh nghiệp phát triển bền vững cần quan tâm cùng lúc đến 3 nhóm yếu tố: lợi nhuận, con người và môi trường. Các doanh nghiệp có thể có nhiều cách làm khác nhau để hướng về 3 yếu tố này, nhưng việc lấy chứng nhận LEED giúp doanh nghiệp dễ dàng chứng minh được với đối tác rằng họ đã thực hiện cùng lúc 3 nhóm yếu tố này”, ông Quang nói.

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm tiếp cận với tiêu chuẩn LEED, bởi đây là cơ hội để gia tăng năng lực cạnh tranh. Nếu không, các doanh nghiệp sẽ một lần nữa bị bỏ lại, tương tự như với các cơ hội phát triển trong các thập kỷ vừa qua.

“Mặc dù đầu tư cho LEED, chi phí xây dựng nhà máy có thể cao hơn so với thông thường khoảng 5-15%, nhưng đây là khoản đầu tư cho nhân viên, cho môi trường và cho chính lợi nhuận của doanh nghiệp sau này”, ông Quang phân tích.

Theo thống kê, khoản đầu tư tăng thêm này có thời gian hoàn vốn trung bình từ 5-7 năm, đó là chưa kể các lợi ích vô hình khác, chẳng hạn như hình ảnh tích cực về thương hiệu.

Là nhà tư vấn cho ATAD trong quá trình xây dựng nhà máy đạt chuẩn LEED Gold, ông Quang khẳng định, ATAD đã có bước đi tiên phong và phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu. Với chứng chỉ LEED Gold cho nhà máy Đồng Nai và LEED Platinum cho khu văn phòng, ATAD đã khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững của doanh nghiệp.

ATAD – Doanh nghiệp Kết cấu thép đầu tiên sở hữu nhà máy chuẩn LEED GOLD tại châu Á - Ảnh 4.

Khu văn phòng nhà máy ATAD đạt chuẩn LEED Platinum.

A.D

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM