[Ảnh] Những công trình bỏ hoang sau các kỳ Olympic

03/08/2016 19:00 PM | Xã hội

Mức chi phí bình quân vượt dự toán của các thành phố đăng cai Olympic đạt 167% và hầu hết những thành phố này đều lạm chi ngân sách.

Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2016 sẽ bắt đầu vào ngày 6/8 tới đấy và các quan chức chính phủ Brazil đang cố gắng để hoàn thành những khâu chuẩn bị cuối cùng.

Nhiều công trình phục vụ cho Olympic tại Brazil hiện vẫn chưa được hoàn tất hoàn toàn trong khi nền kinh tế nước này đang bước vào một cuộc suy thoái. Ngân sách cho thế vận hội 2016 cũng đã bị cắt giảm và không hề ấn tượng so với những con số của các kỳ vận hội trước.

Dẫu vậy, ngày nay nhiều quốc gia cũng như thành phố đang nghi ngờ về tính hiệu quả của các công trình phụ vụ Olympic. Mặc dù những kỳ thế vận hội thu hút nhiều khách du lịch, quảng bá tốt cho hình ảnh đất nước và nâng tầm vị thế của quốc gia, nhưng chúng cũng tiêu tốn một khoản đầu tư vô cùng lớn mà chưa chắc các công trình này đã được sử dụng hết.

Hầu hết các thành phố hiện nay không có đủ cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ ngay cho một kỳ thế vận hội lớn diễn ra chỉ trong 2 tuần, bao gồm các cơ sở thể thao, truyền thông, người hâm mộ... Hệ quả là hầu hết các quốc gia đăng cai Olypic phải chi hàng tỷ USD để xây dựng cấp tốc các công trình.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy kể từ Olympic 1968 đến 2010, mức ngân sách bình quân cho mỗi kỳ vận hội là 3,6 tỷ USD (đã điều chỉnh theo mức lạm phát). Tuy nhiên, 2 kỳ vận hội gần đây, cả Anh và Nga đều chi một khoản tiền khổng lồ cho cacsv cơ sở thể thao. Số tiền bình quân cho 2 kỳ vận hội này đạt 16,2 tỷ USD.


Mức chi ngân sách cho các kỳ Olympic mùa hè (xanh) và mùa đông(cam) (tỷ USD)

Mức chi ngân sách cho các kỳ Olympic mùa hè (xanh) và mùa đông(cam) (tỷ USD)

Tồi tệ hơn, mức chi phí bình quân vượt dự toán của các thành phố đăng cai Olympic đạt 167% và hầu hết những thành phố này đều lạm chi ngân sách. Chỉ duy nhất Bắc Kinh (năm 2008, 4%) và Vancouver (năm 2010, 17%) là có mức lạm chi dưới 29% trong tất cả các thành phố đăngv cai Olympic trước đó.

Chính những nguyên nhân này khiến thành phố Boston bỏ thầu đăng cai Olympic 2024 và nhiều khả năng Los Angeles sẽ trở thành nới đăng cai thế vận hội này.

Chưa dừng lại ở đó, việc các công trình phục vụ Olympic được xây gấp chỉ để phục vụ 2 tuần thể thao và bị bỏ hoang sau đó cũng khiến nhiều quốc gia buộc phải suy nghĩ lại về khoản đầu tư trên.

Dưới đây là những bức ảnh về một số công trinhg như vậy:

Thành phố Sarajevo- Bosnia and Herzegovina đăng cai Olympic năm 1984.

Sau đó 10 năm, nội chiến xảy ra và các công trình thể thao bị bỏ hoang hoặc được dùng cho mục đích quân sự.

Ngày nay những công trình này vẫn bị bỏ hoang và làm nơi vui chơi cho nhiều du khách.

Sân vận động Kosevo- Bosnia and Herzegovina, nơi đăng cai Olympic năm 1984 nay trở nên hoang phế.

Các công trình thể thao trượt tuyết trên núi Igman- Bosnia and Herzegovina cũng bị bỏ hoang.

Khu thi đấu trượt băng nghệ thuật Zetra Hall- Bosnia and Herzegovina.

Thành phố Atlanta từng đăng cai thế vận hội năm 1996. Trong đó sân vận động Fulton County Stadium là nhà thi đấu bóng rổ, nhưng đã bị dỡ bỏ vào năm 1997 để làm chỗ để xe.

Biểu tượng ngọn đuốc cho Olympic 1996 tại sân vận động chính Centennial Olympic Stadium-Atlanta giờ nằm hoang phế bên rìa đường cao tốc. Bản thân sân vận động Centennial cũng bị đổi tên thành Terner Field và dự kiến sẽ bị dỡ bỏ vào năm 2017.

Bắc Kinh là nước chủ nhà Olympic 2008 và sẽ đăng cai thế vận hội mùa đông năm 2022. Tuy nhiên, những công trình thể thao cũ của nước này khó lòng “chờ” được đến khi đó.

Khu vực thi đấu bóng chày tại Olympic Bắc Kinh 2008 hiện nằm hoang phế.

Khu vực bãi cỏ xanh của nhà thi đấu hiện mọc đầy cỏ dại.

Một số nhà thi đấu được chính quyền Bắc Kinh dùng làm nơi dạy lái xe.

Khu vực thi đấu đua thuyền cùng trở nên hoang phế, đầy rác thải.

Nhà thi đấu xe đạp của Olympic Bắc Kinh 2008.

Nhiều khu vực thi đấu như bóng chuyền bãi biển bị chính phủ Trung Quốc đóng cửa và xuống cấp.

Thủ đô Athens-Hy Lạp cũng chi tới 15 tỷ USD cho Olympic 2004.

Tuy nhiên nhiều công trinhg tại đây cũng trở nên hoang phế.

Quần thể kiến trúc thể thao, làng thể thao cho vận động viên bị bỏ hoang và chính phủ Hy Lạp đang dự định biến nơi đây thành tập thể chung cư công.

Hàng nghìn hộ dân đã đăng ký cho dự án này, nhưng cuối cùng kế hoạch cũng thất bại do thiếu tài chính đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Khu vực hồ thi đấu đua thuyền tràn đầy nước muối và chất thải.

Nhiều công trình khác bị bỏ hoang.

Người dân thường vào đây vẽ bậy hoặc xả rác.

Khu vực bóng chuyền bãi biển trở thành thiên đường cho cỏ dại.

Khu vực thi đấu môn bơi, lặn, nhảy cầu.

Khu vực thi đấu bóng gậy.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM