Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản

16/10/2017 19:24 PM | Kinh doanh

Giờ đây, khi những anh Năm, chị Bảy một thời hùng cứ ở vùng “đất dữ” Khánh Hội - Quận 4 đã lùi vào dĩ vãng thì dường như đang có một cuộc đua giữa các “đại gia” bất động sản nhằm tranh ngôi “bá chủ” vùng đất này. Thấy rõ nhất là khu vực dọc đường Bến Vân Đồn.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 1.

Vùng đất Khánh Hội xưa tức Quận 4 ngày nay được tạo bởi ba mặt sông là: sông Sài Gòn (dài 2.300 m) về phía Đông bắc, tiếp giáp Quận 2; kênh Bến Nghé (dài 3.250 m) về phía Tây bắc, tiếp giáp Quận 5; kênh Tẻ (dài 4.400 m), tiếp giáp Quận 7.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 2.

Kênh Bến Nghé hay còn có các tên khác như: Kênh Tàu Hũ, Arroyo Chinois (kênh người Tầu mà người Pháp đặt), sông Bình Dương. Nơi đây được biết đến bởi sự tấp nập thương mại trong hàng trăm năm qua.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 3.

Người Hoa tại thành phố chọn khu vực này làm tổ hợp thương mại, tài chính mục đích phục vụ cho việc giao thương với những người Hoa tại Phúc Kiến, Quảng Đồng, Triều Châu...Nơi đây cũng ghi nhận thương mại của Sài Gòn với những nước Thái, Ấn, Âu Châu.

Nếu bạn có dịp đi qua khu vực Bến Vân Đồn dọc kênh Bến Nghé hoặc bạn có thể ngắm nhìn khu vực Quận 1, Quận 4 từ cầu Khánh Hội có thể, bạn sẽ có cảm nhận được phần nào đó của Sài Gòn ngày xưa. Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang đưa nhận định khu vực này giống bến Thượng Hải sầm uất trong những bộ phim ngày trước mà ông từng xem.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 4.

Giá trị của Bến Vân Đồn đã nhiều lần được giới đầu tư mổ xẻ. Thứ nhất, sau quy hoạch chỉnh trang, Bến Vân Đồn giờ là cung đường huyết mạch với làn đường rộng 25m và dài 2.665m, một bên là công viên nhỏ chạy dọc sông Bến Nghé, từ điểm đầu là Bến Nhà Rồng đến điểm cuối là cầu Nguyễn Văn Cừ.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 5.

Bến Vân Đồn nối với Q.1 bằng những cây cầu như Calmette, Khánh Hội, Nguyễn Văn Cừ, Ông Lãnh và một số cây cầu tương lai như cầu Long Kiếng, Trần Đình Xu và Nguyễn Khoái. Xa hơn một chút còn có cầu Thủ Thiêm 3 nối quận 4 với quận 2 theo đường Tôn Đản.

Thứ hai, cùng kết nối với Q.1 nhưng thời điểm gần đây, giới đầu tư bắt đầu kháo nhau về sự lệch giá đáng kể giữa các dự án tại khu vực này. Đang được cho là “đắc địa” hơn, có tiềm năng “tăng giá” tốt hơn là các cụm dự án đối “trực diện” phố tài chính Q.1, ngả về phía cầu Mống và cầu Khánh Hội.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 6.

“Giá trị khác nhau chứ, một đằng sẽ phải dùng xe, một đằng chỉ cần đi bộ qua cầu Mống là vào ngay trung tâm tài chính - thương mại. Nếu là người đi mua nhà hay thuê nhà thì bạn chọn chỗ nào?” - một nhà đầu tư phân tích.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 7.

Một điểm cộng khác thu hút dân tài chính đến khu vực sát Bến Nhà Rồng là không gian yên tĩnh, dân trí cao, có “view” đẹp hơn hẳn nhờ nhìn thẳng ra trung tâm Q.1, trung tâm Thủ Thiêm, sông Sài Gòn… Trên thực tế, các dự án có đầy đủ các giá trị này đều đang rất hút khách.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 8.

Từ rất sớm, khi tuyến đường Bến Vân Đồn dọc kênh Bến Nghé vẫn còn là những dãy kho xưởng cũ kỹ và khu ổ chuột, một số chủ đầu tư có tiếng trong ngành bất động sản (BĐS) đã rất tinh mắt và đánh hơi được tiềm năng lớn của dải đất này.

Tuy vậy, không phải ai cũng thành công trong việc phát triển dự án. Thời điểm quý cuối năm 2017 này, những “đại gia” bất động sản đang tranh nhaungôi vị “bá chủ” trên Bến Vân Đồn có thể kể đến là Novaland, TNR Holdings, Thảo Điền Invest, Phát Đạt, Tiến Phát…

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 9.

Nhà phát triển dự án TNR Holding cũng đang gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối cùng trước khi giao nhà tại dự án The GoldView với tổng số gần 2.000 căn hộ. Khu phức hợp căn hộ cao cấp The GoldView được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 2,3 ha, tại số 346 Bến Vân Đồn (Q.4) và có hai mặt tiền giáp sông Bến Nghé. Dự án nổi bật với hai tòa tháp cao 27 tầng và 33 tầng cung cấp cho thị trường tổng cộng 1.900 căn hộ.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 10.

Cách The GoldView vài trăm mét là dự án Grand Riverside 278 – 283 Bến Vân Đồn của chủ đầu tư Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Hồng Hà và nhà phát triển Tiến Phát Corp cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vì mật độ xây dựng thấp (dưới 50%) và số lượng căn hộ rất ít là 220 căn. Tổng thầu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã cất nóc dự án này và dự kiến bàn giao trong năm 2017.

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 11.

Đi về phía cầu Ông Lãnh, kết nối ra đại lộ Võ Văn Kiệt, là loạt cao ốc của Tập đoàn Novaland bao gồm: khu căn hộ Galaxy 9 (dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng) và khu phức hợp RiverGate nằm ngay chân cầu Ông Lãnh (151 - 155 Bến Vân Đồn, dự án đang thi công phần thân).

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 12.

Về phía cầu Khánh Hội và cảng Nhà Rồng, Novaland đang sở hữu đến 3 dự án: khu căn hộ Icon 56 (56 Bến Vân Đồn), khu phức hợp The Tresor (39 Bến Vân Đồn) và mới nhất là khu phức hợp Sài Gòn Royal (34 - 35 Bến Vân Đồn).

Ảnh: Cuộc đua tranh ngôi “bá chủ” Bến Vân Đồn giữa các “đại gia” bất động sản - Ảnh 13.

Cạnh cầu Calmette Dự án Masteri Millennium tọa lạc tại số 132 Bến Vân Đồn Quận 4 do liên doanh chủ đầu tư Thảo Điền Invest và Công ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Phát Đạt thực hiện cũng đang có tiến độ thi công khá tốt. Dự án này có số lượng căn hộ khá khiêm tốn với 650 căn đang được tổng thầu Coteccons hoàn thiện các tầng cuối cùng để cất nóc.

Theo Duy Khánh

Cùng chuyên mục
XEM