Anh, Ấn Độ, Italy: Quyết định sai lầm và cái giá đắt

30/12/2016 09:22 AM | Xã hội

Trong năm vừa qua, ba trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải trả giá đắt cho những quyết định sai lầm của mình.

1. Anh

Biến động lớn nhất trong năm 2016 của quốc gia này có lẽ là sự kiện Brexit. Sau khi dời khỏi Liên minh Châu Âu EU, nền kinh tế toàn cầu ngay lập tức bị tác động khi hàng loạt các mã cổ phiếu lớn lao dốc. Tuy những tổn thương kinh tế đó nhanh chóng được khắc phục nhưng thiệt hại nặng nề nhất vẫn là đồng bảng Anh.

Đồng bảng Anh ngày 24/6 rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua kể từ năm 1985 từ 1,5 USD/bảng Anh xuống còn 1,37 USD/bảng Anh và tiếp tục giảm 18% tính đến thời điểm hiện tại. Điều này đã đẩy giá hàng hóa lên cao và dự báo lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm tới.

Trong năm 2016, trước thời điểm dời khỏi EU, Anh đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong khối G7. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo trong năm 2017 đà tăng trưởng này sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

2. Ấn Độ

Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia chủ yếu sử dụng tiền mặt trong các giao dịch mua bán hàng ngày bỗng nhiên thông báo thu hồi lượng lớn tiền mặt lớn đang lưu thông trên thị trường?

Ngày 8/11 Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ thu hồi tờ tiền mệnh giá 500 rupee và 1.000 rupee với mục đích nhằm xóa sổ nạn tham nhũng cũng như trốn thuế của người giàu. Thay vào đó đồng 500 rupee và 2000 rupee mới sẽ được phát hành.

Quyết định này gây nên sự hỗn loạn cho hàng triệu người dân Ấn Độ trong việc tiếp cận với tờ tiền mới. Còn về phía doanh nghiệp, "sáng kiến" này khiến nhiều công ty lâm vào phen khốn đốn khi thiếu tiền mặt.

Tốc độ tăng trưởng 7.3% của Ấn Độ đang được dự báo sẽ chững lại hoặc thậm chí còn có thể tệ hơn nữa. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã cắt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm tài chính xuống 0,5%.

3. Italy

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý về cải tổ hiến pháp ngày 4/12 đã dẫn đến quyết định từ chức của Thủ tướng Italy Matteo Renzi. Cuộc trưng cầu mà ông Matteo Renzi đưa ra nhằm thăm dò ý kiến dân chúng về việc có nên loại bỏ quyền lực từ Thượng viện, đồng nghĩa với mọi dự luật chỉ cần Hạ viện thông qua.

Sau khi Thủ tướng Matteo Renzi từ bỏ chức ghế của mình, hàng loạt các bất ổn về chính trị, kinh tế (đặc biệt là ngành ngân hàng) đã xảy đến với nền kinh tế lớn thứ ba EU. Điển hình là lòng tin của nhà đầu tư về tương lai của ngân hàng lâu đời nhất thới giới Monte dei Paschi di Siena đang sụt giảm trầm trọng khi ngân hàng này không hoàn thành mục tiêu gọi vốn trị giá 5 tỷ USD và buộc phải "cầu cứu" nhà nước.

Chính phủ Italy không còn cách nào khác ngoài vay thêm 21 tỷ USD để cứu Monte dei Paschi di Siena, nâng mức nợ công lên 2,34 nghìn tỷ USD.

Cùng lúc đó, trong một tuyên bố vào hôm thứ Ba (13/12), ngân hàng lớn nhất Italy UniCredit SpA cho biết đến năm 2019 sẽ cắt giảm 14.000 nhân viên tương đương với 10% tổng số nhân viên của ngân hàng này. Monte dei Paschi di Siena cũng thông báo sẽ cắt giảm 2.600 lao động.

Đức Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM