Ăn uống có thể theo nhu cầu, nhưng tuyệt đối đừng để thiếu 4 chất dinh dưỡng này

21/02/2017 20:12 PM | Sống

Thiếu chất dinh dưỡng không chỉ khiến bạn ốm yếu, thiếu năng lượng sống, mà còn gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Hãy chú ý rằng, 4 nhóm dinh dưỡng này bạn nên ăn uống cân bằng.

Chúng ta thường coi thực phẩm là "người bạn" thân thiết nhất trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng việc chọn bạn để "chơi" lại là vấn đề quan trọng không phải ai cũng biết. Chọn thực phẩm sai cách không chỉ gây thiếu hụt dinh dưỡng , mà còn có thể khiến cơ thể sinh bệnh.

Sau đây là những chất dinh dưỡng cần thiết, nếu thiếu nó cơ thể sẽ dễ gặp khủng hoảng. Trong một điều kiện cụ thể nào đó, thiếu chất có thễ dẫn đến nguy cơ gây ra ung thư.

1. Thiếu Beta (β-) carotene: Có thể gây ung thư phổi

Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch.

Beta caroten là một tenpen. Nó là một trong hơn 600 loại carotenoid tồn tại trong tự nhiên. Carotenoid là những chất có màu vàng, cam và hơi pha đỏ. Nó có nhiều trong thực vật mà không hề xuất hiện trong động vật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Hiện nay, ung thư phổi vẫn là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong danh sách các loại bệnh ung thư. Ngoài hút thuốc, khi cơ thể thiếu hụt chất này quá mức kết hợp với các yếu tố khác có thể gây ra ung thư phổi.

Như vậy, để phòng tránh nguy cơ này, người hút thuốc lâu ngày, người có nguy cơ dễ bị ung thư phổi, bệnh nhân lao và bệnh nhân mắc bệnh phổi nên ăn các loại thực phẩm giàu Beta carotene như khoai lang, cà rốt, rau cải bó xôi, xoài, đu đủ và đậu phụ.

2. Thiếu protein (chất đạm): Có thể gây ung thư dạ dày

Khi chúng ta ăn thức ăn vào cơ thể mà thiếu protein, đặc biệt là ăn không đủ loại protein hàm lượng cao, có thể gây ra ung thư dạ dày. Trong quá khứ, ung thư dạ dày từng được gọi tên là "bệnh người nghèo" là vì lý do này.

Do đó, bệnh nhân dễ bị các bệnh dạ dày như viêm dạ dày, bệnh nhân loét dạ dày, người suy giảm miễn dịch và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày… nên ăn thức ăn giàu protein, chẳng hạn như cá biển sâu, sò, đậu, thịt nạc và trứng và những thực phẩm có độ đạm cao.

Ngoài ra, nếu mọi người ăn nhiều các món ướp muối quá mặn, dưa chua và các thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nếu chúng ta ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày co thắt. Bệnh là một trong những tổn thương tiền ung thư dạ dày thường gặp. Vì vậy, để ngăn ngừa tốt, mọi người nên giảm lượng muối, và nên ăn các loại trái cây tươi và rau xanh.

3. Thiếu chất xơ: Có thể gây ra bệnh ung thư đại trực tràng (ruột kết)

Trong chế độ ăn uống hiện đại, mọi người có xu hướng lựa chọn thực phẩm chất béo cao, thực phẩm protein cao với tỷ lệ ngày càng tăng. Đồng thời lựa chọn lượng chất xơ giảm đáng kể. Theo thời gian, chúng ta có xu hướng ăn nhiều thịt, ít rau.

Trong quá trình xử lý và phân giải thức ăn, những thực phẩm giàu protein tiêu hóa trong cơ thể sẽ đồng thời sản xuất ra nhiều chất độc hại. Nếu không có chất xơ, các chất độc này sẽ lưu lại lâu dài ở niêm mạc đại tràng, từ đó dẫn tới nguy cơ gây ra bệnh ung thư ruột kết.

Do đó, mọi người trong chế độ ăn uống hàng ngày hãy nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như lúa mạch, các loại đậu, cà rốt, trái cây họ cam quýt, yến mạch.

4. Thiếu vitamin D: Có thể gây ra ung thư vú

Nhiều nghiên cứu và dữ liệu khảo sát lâm sàng cho thấy nồng độ vitamin D ở những bệnh nhân ung thư vú thường khá thấp so với tiêu chuẩn của một người bình thường.

Các nhà nghiên cứu tại Canada cũng từng công bố rằng, những bệnh nhân ung thư vú bị thiếu vitamin D trong cơ thể có tỷ lệ tử vong khá cao so với bệnh nhân ung thư vú không thiếu chất này.

Do đó, nếu lịch sử gia đình có thành viên bị ung thư vú, phụ nữ không có con, phụ nữ trung niên, có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn và phụ nữ khác có nguy cơ dễ bị ung thư vú nên ăn cá, thịt bò, gan lợn và thịt gà.

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM