Ấn Độ và giấc mơ thay thế Trung Quốc trở thành "xưởng may" thế giới

02/09/2016 10:57 AM | Kinh tế vĩ mô

Những quốc gia châu Á khác vẫn đang đi trước Ấn Độ. Xuất khẩu dệt may của nước năm ngoái chỉ bằng một nửa Bangladesh và chỉ chiếm 3,7% thị phần thế giới

Nhà sản xuất may mặc T.R. Vijaya Kumar cho rằng đã đến lúc Ấn Độ vượt qua Bangladesh, Việt Nam và thậm chí cả Trung Quốc để trở thành “xưởng may” của thế giới.

Kumar thuộc thế hệ nhà sản xuất đời thứ hai, người đã đưa doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất áo sơ mi của gia đình ở Nam Ấn trở thành nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu Ấn Độ với 1.700 nhân viên và đạt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2020. Tại quê hương Tiruppur, nơi được coi là thủ phủ may mặc của Ấn Độ, tham vọng của Kumar thậm chí còn lớn hơn: xuất khẩu gấp ba và tạo thêm 500 nghìn việc làm mới.

“Tiruppur sẽ là Trung Quốc tiếp theo. Chỉ phí sản suất ở Trung Quốc ngày càng đắt và họ đang dần từ bỏ ngành dệt may. Cơ hội sẽ đến với những nước khác và chúng tôi sẽ nắm bắt lấy”, Kumar nhận xét.

Vấn đề ở đây là những quốc gia châu Á khác vẫn đang đi trước Ấn Độ. Xuất khẩu dệt may của nước năm ngoái chỉ bằng một nửa Bangladesh, thấp hơn Việt Nam 5,1% và chỉ chiếm 3,7% thị phần thế giới. Thu hẹp khoảng cách là vấn đề cốt yếu: may mặc là ngành cần nhiều lao động đã giúp nhiều nền kinh tế đang phát triển thoát khỏi kinh tế nông nghiệp. Kinh tế Ấn Độ cần tạo 80 triệu việc làm mới vào năm 20125 để theo kịp với dân số trẻ đang ngày càng tăng. Theo khảo sát gần đây, thất bại lớn nhất của Thủ tướng Narendra Modi hiện nay chính là không thể tạo thêm việc làm.

Chính phủ của ông Modi gần đây thông báo dành gói chính sách 1 tỷ USD hỗ trợ ngành dệt may bao gồm hỗ trợ giá thuê, hoàn thuế và sửa đổi quy định làm thêm giờ với mục tiêu tạo thêm 10 triệu việc làm mới cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD trong 3 năm tới. Theo ICRA, đơn vị của Moody nhận xét, đây là thách thức không nhỏ vì nhu cầu nhập khẩu của một số nước đang suy giảm.

Theo cố vấn kinh tế của Bộ tài chính Ấn Động, ông Rashima Verma nhận xét “Cánh cửa cơ hội cho đang thu hẹp và Ấn Độ cần hành động nhanh do cuộc canh tranh giành thị phần hàng may mặc.”

Ngoài ra, ngành dệt may cũng đang chịu tổn hại danh tiếng khi tháng trước tập đoàn bán lẻ Target đã chấm dứt hợp đồng trị giá 90 triệu USD với Welspun Ấn Đổ để hợp tác với thương hiệu Ai Cập.

Mối đe dọa tự động hóa

Điểm yếu chính trong nghành may mặc Ấn Độ đó là năng suất lao động thấp hơn gần 3 lần so với Trung Quốc. Lý do phần nào vì các nhà sản xuất thường sử dụng lạo động không đăng ký và số lượng ít hơn các quốc gia khác, hạn chế công nghệ hiện đại trong khi lại ký đơn hàng lớn.

Khoảng cách này có thể nới rộng khi các nhà sản xuất nước ngoài tiếp tục tăng cường hiện đại hóa. Theo một nhà nghiên cứu “Ấn Độ cần nhanh chóng tận dụng lợi thế dân số trẻ. Hiện đại hóa sẽ ngày càng nhanh hơn và phổ biến hơn.”

Khoảng 78% doanh nghiệp Ấn Độ tuyển dụng dưới 50 lạo động, tương đương khoảng 15% tại Trung Quốc. Điều này đông nghĩa với việc rất nhiều lao động vẫn không làm việc theo biên chế luật lao động cũng như nộp thuế thu nhập hay được gọi là lao động không chính thức. Trong khi đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy số lao động trong ngành may của Bangladesh nhiều hơn 15 lần so với với số lao động không chính thức so với con của Ấn Độ là 7 lần.

Điều này được thấy rõ qua một xưởng may nhỏ có 12 nhân công, bao gồm 2 thành viên trong gia đình. Xưởng may này nhập vải loại 2 từ các công ty xuất khẩu để gia công thành đồ may mặc. Dù thị trường xuất khẩu ngoài tầm với nhưng ở trong nước, xưởng may này lại phát triển nhanh đến mức các đối thủ khác không theo kịp. Chủ xưởng, ông Babu bắt đầu sự nghiệp 20 năm trước với 4 nhân công và ông đặt mục tiêu ngoài 20 lao động để phát triển sản xuất nhưng vấn đề lại không có đủ lao động. Tất cả nhân viên được trả lương theo sản phẩm.

Trở ngại liên tiếp

Quả là điều đáng ngạc nhiên khi tại một đất nước với 1,2 tỷ dân, lời phàn nàn của Babu lại nhận được sự đồng tình của 4 nhà sản xuất khác ở Tiruppur, khu vực đang bị quá tải do điều kiện nhà ở không theo kịp tốc độ di dân. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động có kỹ năng “ có thể là mối đe dọa lớn với sự phát triển ngành dệt may”, Kurmar kêu gọi xây thêm 100 nghìn nhà ở và nơi cư trú cho 300 nghìn người.

Thêm một yếu tố kìm hãm ngành may Ấn Độ đó là việc việc tập trung vào chất liệu cotton khiến nước này bị hạn chế lối vào thị trường thời trang mua đông trong khi khách hàng vẫn ít tin tưởng nước này hơn so với Trung Quốc hay Việt Nam. Tại nước láng giền Bangladesh, may mặc chiếm 80% xuất khẩu, lương tối thiểu thấp hơn 30% so với Ấn Độ và nhà xuất khẩu nước này không bị đánh thuế khi vào châu Âu càng khiến Ấn Độ khó cạnh tranh. Ngành dệt may nước này đang phải dựa vào sự hỗ trợ của chính phủ. Dù vây, trong quý 2 năm nay, xuất khẩu vẫn tăng 3,2% sau 5 quý giảm liên tiếp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu Tiruppur đã tìm cách giảm chi phí bằng bằng cách đào tạo kỹ thuật quản lý tinh gọn cũng như nâng cao tay nghề nhân công để tăng sản lượng. Chính phủ cũng hỗ trợ một phần kinh phi cho chương trình này. Theo Kumar, Ấn Độ sẽ có những chương trình mới hỗ trợ ngành dệt may để tăng tính cạnh tranh trên thị trường may mặc xuất khẩu.

Theo Nhật Linh

Cùng chuyên mục
XEM