Ấn Độ: Nhà vệ sinh rất nhiều nhưng... vẫn bẩn

27/04/2016 09:09 AM | Sống

Nhà vệ sinh bẩn chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh về da và nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ Ấn Độ.

Dù tiến hành xây hàng triệu nhà vệ sinh, song hệ thống quản lý chất thải trên phần lớn các vùng của Ấn Độ hiện vẫn còn đang ở trong tình trạng lộn xộn và bốc mùi.


Vùng nông thông Ấn Độ hầu như không có hệ thống xử lý chất thải lỏng.

Vùng nông thông Ấn Độ hầu như không có hệ thống xử lý chất thải lỏng.

Chiến dịch Swachh Bharat (Clean India) phát động vào tháng 10 năm 2014 với sự tham gia của những gương mặt nổi tiếng, cùng ngân sách quảng cáo lên tới 25 triệu đô la chính là bằng chứng hùng hồn cho lời hứa của ông sẽ xây dựng 5,8 triệu nhà vệ sinh trong năm 2014 và 2015.

Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ mới phát hành gần đây đã chỉ ra tình trạng trì trệ của hệ thống quán lý chất thải trên toàn đất nước: hầu hết các làng tại Ấn Độ không đươc lắp đặt hệ tống thoát nước, khu vực đô thị hiện không thể quản lý được lượng chất thải của mình và các nhà vệ sinh cũng không được làm sạch thường xuyên.

Báo cáo này bao gồm kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành bởi Văn phòng điều tra mẫu Quốc gia (NSSO) từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2015, khảo sát tại 3.788 làng và 2.907 khu đô thị trên cả nước.

Không có hệ thống thoát nước


Vùng nông thông Ấn Độ hầu như không có hệ thống xử lý chất thải lỏng.

Vùng nông thông Ấn Độ hầu như không có hệ thống xử lý chất thải lỏng.

Tỷ lệ phần trăm các làng ở Ấn Độ có hệ thống xử lý nước thải

Số liệu : NSSO
Số liệu : NSSO

Chỉ 56,4% số phường ở đô thị là có mạng lưới thoát nước. Ước tính khoảng 80% lượng nước thải tại Ấn Độ chảy ra sông, hồ và ao. Tuy nhiên lượng chất thải này không hề được xử lý và trở thành tác nhân gây ô nhiễm các nguồn nước, trong đó có các mạch nước ngầm là nguồn nước uống của người dân.

Nhà vệ sinh “thiếu vệ sinh”

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 22,6% các làng và 8,6 các phường ở đô thị không hề được cắt cử người dọn nhà vệ sinh công cộng do chính người địa phương sử dụng. Toilets bẩn chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh về da và nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ Ấn Độ. Bên cạnh đó, chất thải như phân cũng là căn nguyên của hơn 200 loại vi rút.


Số liệu NSSO

Số liệu NSSO

Hệ thống xử lý rác thải kém

Rất ít làng ở Ấn Độ có hệ thống xử lý rác thải. Chính vì thế, hầu hết người dân đổ chất thải ra bên ngoài nơi mình ở hoặc có ý thức lắm, thì cũng tìm một nơi nào đó gần cánh đồng trồng trọt để vứt rác.

Số liệu NSSO
Số liệu NSSO

Bãi rác ở các đô thị

Hệ thống bãi rác ở các khu đô thị ở Ấn Độ chỉ tốt hơn đôi chút so với các vùng khác. Mặc dù 64% các phường ở thành phố có bãi chứa chất thải rắn, chỉ 48% được thu dọn hàng ngày.
Hệ thống bãi rác ở các khu đô thị ở Ấn Độ chỉ tốt hơn đôi chút so với các vùng khác. Mặc dù 64% các phường ở thành phố có bãi chứa chất thải rắn, chỉ 48% được thu dọn hàng ngày.

Tại các thành phố lớn ở Ấn Độ trong đó có Delhi và Mumbai , cũng đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng rác thải. Những bãi đổ rác lộ thiên bị dồn ứ đến mức chúng dần trở thành những núi rác khổng lồ.

Tình trạng thu dọn rác tại các đô thị của Ấn Độ

Hệ thống quản lý chất thải ở các thành phố

Chỉ 43% phường ở các đô thị là có hệ thống thu gom rác tại nơi dân cư sinh sống. Nhưng theo thống kê vào tháng 1 năm 2016, chỉ 18% số rác thải được đưa vào xử lý.


Việc thiếu một hệ thống quản lý chất thải đã làm suy yếu mục tiêu của chính quyền muốn xây dựng nhà vệ sinh cho người dân. Bên cạnh đó, nó cũng là nguyên nhân gây ra ít nhất 22 căn bệnh ở Ấn Độ (theo nghiên cứu trên).

Việc thiếu một hệ thống quản lý chất thải đã làm suy yếu mục tiêu của chính quyền muốn xây dựng nhà vệ sinh cho người dân. Bên cạnh đó, nó cũng là nguyên nhân gây ra ít nhất 22 căn bệnh ở Ấn Độ (theo nghiên cứu trên).

Viết trên tở Business Standard vào ngày 10 tháng 4 vừa rồi, nhà môi trường học Sunita Narain cùng Trung tâm khoa học và Môi trường Delhi cho hay:

“Các đồng nghiệp của tôi đã nghiên cứu về lượng chất thải của nhiều thành phố khác nhau. Nghiên cứu cho thấy tình hình rất ảm đạm, hầu hết các thành phố hoặc không xử lý chất thải hoặc xử lý không hợp vệ sinh phần lớn các chất thải của con người. Nguyên nhân là bởi chúng ta thường nhầm lẫn nhà vệ sinh với hệ thống xử lý chất thải. Sự thực thì các nhà vệ sinh chỉ là chỗ chứa chất thải của con người, khi chúng ta xả nước hay đổ nước vào đó, chất thải sẽ chảy vào ống cống – đường ống này có thể có hoặc không được kết nối với một nhà máy xử lý nước thải (STP). Hệ thống xử lý chất thải này có thể hoạt động hoặc không. Trong trường hợp không được xử lý, các chất thải của con người vẫn sẽ được đẩy đi, song nó sẽ bị tuồn ra các sông, hồ hoặc cống gần nhất. Bằng cách nào thì điều này cũng gây ra sự ô nhiễm cho môi trường sống.”

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM