Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn

19/08/2019 11:27 AM | Kinh doanh

Đại diện ĐH Bách Khoa cho biết giờ trường rất yên tâm khi ký các quyết định cho sinh viên bảo vệ luận văn, bởi hệ thống kiểm tra đạo văn do trường phát triển không chỉ có khả năng kiểm tra đối chiếu giữa các tài liệu tiếng Việt với nhau, mà còn check được cả sự trùng lặp thông tin giữa một tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng Anh…

"Thông qua các Framework mở miễn phí được phát triển bởi các nhà khoa học ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi làm được cái việc mà chúng tôi thường bị xã hội chỉ trích là không mang được kết quả nghiên cứu đến với cộng đồng", PGS.TS Tạ Hải Tùng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội - hài hước.

"Thực ra, performance của chúng tôi trong lĩnh vực này không hề tệ".

Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu đã được phát triển bởi ngôi trường kỹ thuật này.

Vbee

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 1.

Nền tảng Vbee - tổng hợp tiếng nói ứng dụng trong lĩnh vực nhà thông minh, báo nói và rất nhiều lĩnh vực khác.

Hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nền tảng này, một số báo ứng dụng trong báo nói như ICTNews, Lao động, Sài Gòn Giải phóng online…, các doanh nghiệp khác như sàn thương mại điện tử Shopee, startup được Shark Linh cam kết rót vốn 1 triệu USD trên Shark Tank Việt Nam - Gcalls…

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 2.

Những đơn vị đang ứng dụng Vbee.

PGS.TS Tạ Hải Tùng cho biết, hiện nền tảng này có hơn 15.000 users, hơn 100.000 lượt truy cập/ngày và hơn 200.000 cuộc gọi/tháng.


Bản đồ nhiệt giá bất động sản

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 4.

"Sử dụng Framework phân tích dữ liệu lớn, chúng tôi làm ra sản phẩm này, ứng dụng trong việc vẽ ra bản đồ nhiệt giá bất động sản ở các khu vực", Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - ĐH Bách khoa Hà Nội - chia sẻ.

"Click vào bất kỳ một vị trí nào sẽ biết được lịch sử giao dịch ở khu vực này".

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 5.

Ông Tùng cho biết sản phẩm hiện đã được chuyển giao cho một công ty môi giới bất động sản số 1 Việt Nam, nhưng do thoả thuận bảo mật nên không thể công bố danh tính doanh nghiệp.


Hệ thống phân tuyến và giám sát xe bus trường học GoLive

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 7.

Sản phẩm này của ĐH Bách Khoa hướng tới việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho việc phân tuyến và giám sát trẻ em trong quá trình di chuyển.

Lấy ví dụ một đơn vị đang sử dụng sản phẩm GoLive, trước đây, với hơn 4.000 học sinh đi bus hàng ngày và hơn 2.000 điểm đưa đón, đơn vị này cần 4 người làm trong 3 tuần liên tục để ra được 1 phương án điều chuyển tạm có thể chấp nhận được.

"Giờ với việc sử dụng Framework tối ưu của chúng tôi, họ chỉ cần 1 người và 1-2 giờ để phân tuyến toàn bộ cho 4.000 cháu này".

"Hệ thống này còn có thể giúp cho việc giám sát các cháu với các công nghệ liên quan RFID, GPS, đặc biệt các camera có tính năng nhận dạng. Hệ thống này là mang tên GoLive, được vận hành từ tháng 5/2019, trước sự kiện đáng tiếc vừa rồi xảy ra", ông Tùng nói.


Hệ thống kiểm tra đạo văn

Ai bảo ĐH chỉ nghiên cứu suông và không có tính ứng dụng? Bách Khoa chính là tên tuổi bí ẩn đứng sau ứng dụng báo nói, app giám sát trẻ em đến trường và phần mềm chống đạo văn - Ảnh 9.

Theo ông Tùng, hệ thống kiểm tra đạo văn do trường phát triển khác với các hệ thống kiểm tra đạo văn trước đó. Không chỉ có khả năng kiểm tra đối chiếu giữa các tài liệu tiếng Việt với nhau, hệ thống này còn check được sự trùng lặp thông tin giữa một tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng Anh.

"Giờ chúng tôi rất yên tâm khi ký các quyết định cho các em bảo vệ luận văn", ông Tùng chia sẻ.

Các Framework dùng để tạo ra các sản phẩm nói trên là các Framework được phát triển bởi các nhà khoa học ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, hiện được mở và chia sẻ miễn phí. Các Framework ĐH Bách Khoa đã phát triển có liên quan đế xử lý ngôn ngữ tự nhiên, liên quan đến các vấn đề học máy (Machine Learning), học sâu (Deep Learning), Blockchain, phân tích dữ liệu lớn...

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM