Ác mộng tuổi 20

29/03/2016 18:08 PM | Sống

Giai đoạn bắt đầu của tuổi 20 cho tới đầu 30 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất trong đời sống mỗi con người khi chúng ta chuyển từ thanh niên sang "giả người lớn".

Khi ta 20, đây có lẽ là dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người khi chúng ta dần hoàn thiện mình để trở thành người lớn, mặc dù vậy những năm cuối của tuổi 20 lại là ác mộng đối với rất nhiều người. Tại sao giấc mộng lại sớm biến thành ác mộng?

Nếu bạn đã qua tuổi 20, liệu bạn có còn nhớ mình đã từng vui vẻ ra sao khi bước sang tuổi 20? Một quãng thời gian đẹp khi mọi thứ còn quá tuyệt vời, những giấc mơ dang dở hay những câu chuyện không hồi kết về một tương lai tươi sáng.

Còn giờ thì sao? Bạn đang ngồi nhà và gõ bàn phím, làm một công việc có thể bạn không thích và sống một cuộc sống theo quy trình?

Những năm cuối của tuổi 20 được đánh giá là quãng thời gian khó khăn nhất, nhiều thay đổi và cũng nhiều đau buồn của mỗi người khi những gì chúng ta nghĩ không đúng sự thật, đời không là mơ và ai cũng bắt đầu trên công cuộc rời xa gia đình, tự xây dựng nên như thứ cho riêng họ.

Khủng hoảng tuổi 20 là một hội chứng khiến nhiều nhà tâm lý học đau đầu tìm nguyên nhân cũng như cách giải quyết.
Khủng hoảng tuổi 20 là một hội chứng khiến nhiều nhà tâm lý học đau đầu tìm nguyên nhân cũng như cách giải quyết.

Một nghiên cứu gần đây đã cho hay, gia đoạn từ 20 đến 29 tuổi chưa được người lớn tuổi coi là lớn trong khi cùng lúc đó bọn nhóc hàng xóm đã bắt đầu kêu bạn già rồi.

Giai đoạn từ 20 đến 29 tuổi mang lại rất nhiều cú sốc trong tinh thần cho con người, khi cuộc sống càng hiện đại hơn, con người càng gặp phải nhiều vấn đề và giới trẻ ở thời điểm hiện tại đau khổ hơn thế hệ trước nhiều lần.

30 năm trước đây, lứa tuổi trầm cảm nặng nhất là cuối 40 và đầu 50 tuổi thế nhưng thời điểm hiện tại, điểm nóng về sự trầm cảm dần trẻ hoá, một số dự đoán cho rằng lứa tuổi trầm cảm nặng sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Quá trình khủng hoảng tiền 20 thường kéo dài trong vài năm và phụ thuộc nhiều vào điều kiện của từng người nhưng nó thường bao gồm 4 giai đoạn. Triệu chứng đầu tiên bắt đầu khi chúng ta mới đi làm, khoảng thời gian đầu tất nhiên sẽ rất vui vẻ vì môi trường mới.

Thế nhưng, một thời gian ngắn sau sự gò bó trong không gian, thời gian sẽ khiến nhiều người căng thẳng, nghiên cứu cho rằng đây là quá trình "giả làm người lớn" của độ tuổi 20 khi họ cố hoà nhập với lối sống của người trưởng thành nhưng suy nghĩ còn quá bồng bột.

Quá trình trưởng thành tuổi 20 sẽ trả lời câu hỏi lớn nhất của mỗi chúng ta: "Tôi là ai, tôi đang làm gì, tôi xuất hiện với mục đích gì?".

Trong quá trình này cũng diễn ra rất nhiều rắc rối ví dụ như bị đuổi việc, người yêu đá hoặc tệ hại hơn là bị bạn bè xa lánh. Lứa tuổi đầu 20 đôi lúc gặp phải tình trạng cô đơn do thiếu những tiếp xúc xã hội hoặc thiếu thốn thời gian cho những hoạt động giải trí khi còn trẻ.

Mặc dù vậy, đây cũng là thời điểm mạnh mẽ nhất để con người có thể thay đổi chính mình. Trong khoảng thời gian cô đơn, buồn tẻ không có bạn gái này rất nhiều người đã có thêm những sở thích mới, học thêm nhiều kiến thức mới từ đó giúp họ phát triển toàn diện trong tương lai sau đó tái hoà nhập cộng đồng và bắt đầu quá trình giả làm người lớn một lần nữa.

Tất nhiên, có nhiều người không thoát khỏi sự cô đơn, buồn tẻ, họ cũng đồng thời không tìm kiếm được cho mình hướng đi tiếp theo dẫn tới mất định hướng và dính phải căn bệnh trầm cảm khiến họ tự gói mình trong vỏ bọc một thời gian dài.

Những rắc rối trong tâm lý, suy nghĩ và những vấp ngã là điều khó tránh khỏi ở tuổi 20.
Những rắc rối trong tâm lý, suy nghĩ và những vấp ngã là điều khó tránh khỏi ở tuổi 20.

Nghiên cứu mới đây tại Happify cho hay, bạn càng sớm gặp phải tình trạng trầm cảm bạn sẽ càng sớm có cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai, ngược lại nếu bạn gặp phải tình trạng này muộn, nó có thể sẽ còn hành hạ bản thân bạn cho tới khi bạn qua tuổi 30.

Happify cho rằng con người dần thích nghi với những nỗi buồn, học cách để vượt qua khó khăn nên nếu bạn gặp phải tình trạng khủng hoảng vào đầu tuổi 20, nó sẽ kết thúc khi bạn bước sang giữa tuổi 30.

Những khủng hoảng này có thể diễn ra khi bạn lập gia đình hoặc bắt đầu một sự nghiệp mới mẻ hơn, thế nhưng với khả năng thích ứng của con người cùng với sự hình thành trách nhiệm, bạn sẽ sớm tìm ra cách thuần hoá nó mà thôi.

Công bố của Happify cũng cho thấy trong giai đoạn khủng hoàn tiền 20 con người sẽ học thêm được một số kĩ năng như khả năng kiểm soát tinh thần, kiểm soát cảm xúc. Những kĩ năng này sẽ giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng tâm lý sau này thay vì lăn lộn vào mớ bòng bong cảm xúc mà con người dễ mắc phải.

Quá trình trưởng thành sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về việc họ cần làm trong tương lai cũng như có cái nhìn toàn diện nhất về người mà họ muốn trở thành.

Trong quá trình trưởng thành hơn, hai kĩ năng trên cũng giúp bạn so sánh mọi việc tốt hơn, có góc nhìn hoản hảo, tự tin cũng như có hướng đi, mục tiêu rõ ràng.

Quá trình trưởng thành trong tư tưởng là một tín hiệu tích cực nhất để cho thấy chúng ta đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống, giai đoạn ác mộng tuổi 20. Nếu bạn đã qua lứa tuổi đầy khó khăn này, đâu là rắc rối khiến bạn không thể quên?

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM