9 nguyên tắc vàng giúp bạn lúc nào cũng chủ động thời gian trong công việc

08/11/2016 07:23 AM | Kinh doanh

Quản lý thời gian thực không phải là làm tốt công việc của bạn. Đó là sống một cuộc sống thật tốt.

Khi bắt đầu làm việc tôi đã biết mình cần đặt một số giới hạn về thời gian công hiến cho công ty. Nếu không, thực sự chắc tôi đã phải làm việc 24h một ngày để đáp ứng được tất cả các mục tiêu.

Tôi sẽ kiệt sức mất.

Tôi muốn một cuộc sống phong phú, chứ không phải chỉ tập trung vào một thứ. Tôi chắc chắn rằng đó cũng là điều bạn muốn. Nhưng dù cho bạn làm cho chính mình hay làm thuê thì bạn cũng rất dễ cảm thấy quá tải và căng thẳng?

Có phải bạn đang làm việc quá nhiều?

Có thể bạn cảm thấy kiệt sức, điều khiến bạn bị mất nhiệt tình và sự sáng tạo, bạn chẳng còn muốn làm những điều mình thích. Bạn đã từng trải qua những triệu chứng nào sau đây chưa?

- Bạn cảm thấy choáng ngợp vì núi việc mình cần làm, thậm chí bạn cảm thấy trống rỗng khi chẳng biết phải làm gì tiếp theo.

- Càng ngày bạn càng trở nên cáu kỉnh và mất bình tĩnh một cách dễ dàng.

- Cuối ngày bạn cảm thấy mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất, nhưng khi đặt người xuống giường, nhiều suy nghĩ lại quẩn quanh trong đầu bạn và bạn chẳng thể ngủ ngon.

- Những việc bình thường như ăn uống cũng trở nên bất tiện.

- Bạn cảm thấy thiếu tự tin và không có những hoạt động tích cực. Mọi thứ diễn ra một cách chậm chạp.

- Bạn đẩy mọi người rời xa và không muốn để bất cứ điều gì can thiệp vào công việc của bạn, nhưng công việc cũng chẳng thể đem lại cho bạn niềm vui.

Nếu cảm thấy danh sách trên hệt như đang mô tả về chính bạn thì chắc chắn bạn không thực hiện tốt công việc, thậm chí là, bạn đang không tận hưởng cuộc sống của mình.

Giải pháp là quản lý thời gian

Quản lý thời gian thực không phải là làm tốt công việc của bạn. Đó là sống một cuộc sống thật tốt. Bạn cần phải có thời gian làm mọi thứ mình muốn làm. Sau đây là 9 nguyên tắc để quản lý thời gian thành công:

1. Khởi đầu ngày mới đúng cách: Đừng vội vàng bắt đầu ngày mới. Hãy dành vài phút ngồi im lặng và tập trung suy nghĩ của mình. Hãy nhớ đây là điều quan trọng với bạn để chuẩn bị đáp ứng yêu cầu công việc trong ngày.

2. Có một kế hoạch cho những gì bạn muốn đạt được. Cần phải có một loạt mục tiêu hợp lý cho những gì bạn làm ngày hôm đó.

3. Chia nhỏ công việc thành các đơn vị hợp lý. Khi nhìn thấy một công việc đồ sộ sẽ làm bạn cảm thấy choáng ngợp và vô vọng.

4. Sắp xếp ưu tiên công việc, từ chối những công việc không trọng yếu. Quyết định thứ tự tốt nhất để làm việc, những gì bạn cần hoàn thành và những thứ bạn có thể quên. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn cần nói “không” với yêu cầu làm việc không chính đáng từ người khác.

5. Ủy thác nếu có thể. Nếu bạn là sếp, bạn có thể tuyển trợ lý. Hãy để họ làm những điều họ làm tốt, bạn làm những điều bạn có thể mạnh. Đừng để bản thân mình kiệt sức khi làm những điều tôi không thích, tôi sẽ có năng lượng để làm nhiều việc tốt hơn.

6. Lên kế hoạch thời gian cho bữa ăn, tập thể dục và giao lưu. Đôi khi bạn luôn bị ràng buộc bởi suy nghĩ khiến bạn làm việc không ngừng nghỉ cho đến tận lúc “nhắm mắt xuôi tay”. Trước khi điều đó xảy ra, hãy dành thời gian cho cuộc sống cá nhân của mình.

7. Hãy biết nghỉ ngơi. Đôi khi tôi phải làm việc cật lực để kịp thời hạn. Hoặc tôi cảm thấy tràn đầy cảm hứng nên làm việc đến tận đêm. Điều đó thật tuyệt. Tuy nhiên tôi biết rằng mình không thể theo cường độ đó mãi mãi. Ngay cả khi bạn phải buộc mình có thời gian nghĩ, hãy làm chúng. Có một tấm biển thông minh tại một nhà hàng viết rằng: “Chúng tôi cho đầu bếp của mình nghỉ ngơi, còn bạn thì sao?” Đó cũng là điều bạn nên tự hỏi chính mình.

8. Thực hành quy tắc 10 phút. Chúng ta đều có những công việc bạn sợ phải làm. Bạn có thể tuân theo nguyên tắc là chỉ làm việc đó trong 10 phút. Rất có thể khi đã bắt đầu thì bạn không thể dừng lại, nhưng hãy theo kế hoạch chỉ làm đúng 10 phút thôi. Thực hiện điều đó trong một số ngày, công việc sẽ hoàn thành lúc nào bạn chẳng hay.

9. Kết thúc mỗi ngày với một kế hoạch cho hôm sau. Bạn nên kết thúc một ngày bằng cách làm nhanh một danh sách những điều cần làm cho ngày tiếp theo. Ngày hôm sau bạn không cần phải nhớ những gì mình đang làm và những gì cần làm tiếp theo. Đó là khởi đầu tốt đẹp cho ngày mới mà chẳng sợ kiệt sức.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM