9 cách “đơn giản” các nhà khoa học sử dụng để tạo ra môi trường không trọng lực

09/05/2016 21:01 PM | Công nghệ

Các nhà khoa học có thể tạo ra môi trường không trọng lực ngay trên Trái đất để phục vụ nghiên cứu và nhiều mục đích khác.

Không trọng lực là một trạng thái đặc biệt mà chúng ta chỉ có thể trải qua khi bay vào vũ trụ. Tuy nhiên cũng không hẳn là như vậy, vì các nhà khoa học có thể tạo ra môi trường không trọng lực ngay trên Trái đất bằng nhiều cách khá “đơn giản”.

Các nhà khoa học và phi hành gia cần có môi trường không trọng lực để nghiên cứu, cũng như luyện tập để làm quen trước khi thực hiện một chuyến bay vào không gian.

Có nhiều cách để có thể tạo ra môi trường không trọng lực ngay trên Trái đất, dưới đây là 7 cách “đơn giản” nhất và được các nhà khoa học cũng như phi hành gia sử dụng nhiều nhất. Nói là đơn giản, nhưng trên thực tế để có thể tạo ra môi trường không trọng lực cũng mất rất nhiều công sức.

Ống không trọng lực của phòng thí nghiệm Glenn Research, NASA

Các nhà khoa học tại NASA đã tạo ra môi trường không trọng lực bằng một chiếc ống dài 150m dưới lòng đất và một buồng máy nặng gần 1 tấn. Buồng máy này được thả rơi tự do để tạo ra môi trường không trọng lực trong khoảng 5,18 giây.

Tháp Fallturm Bremen

Tháp Fallturm Bremen là một tòa tháp cao 150m, được xây bởi Trung tâm Công nghệ không gian và trọng lực ZARM của Đại học Bremen. Bên trong tòa tháp này là một trục dài 123m, đủ để có thể tạo ra môi trường không trọng lực trong vòng 4,74 giây.

Drop Tower 2.2 tại Glenn Research của NASA

Đây là chiếc tháp thử nghiệm môi trường không trọng lực thứ 2 của NASA. Tuy nhiên thay vì được đặt sâu dưới lòng đất thì nó được xây thành một tòa tháp với độ cao 30m. Toàn tháp này đã được sử dụng để nghiên cứu không trọng lực cho 2,2 giây trong vòng 50 năm qua.

Tòa nhà không trọng lực tại Trung tâm Makeyev State Rocket, Nga

Đây không chỉ là một tòa tháp giống như những cái ở trên, mà nó giống một tòa nhà không trọng lực khổng lồ với trọng lượng thử nghiệm lên đến 30 tấn. Buồng máy khổng lồ này có thể thả rơi từ độ cao 30m, có nghĩa là thời gian trải qua không trọng lực không được nhiều nhưng bù lại với không gian rất rộng các nhà khoa học có thể tiến hành thử nghiệm nhiều thứ khác nhau.

Phòng thí nghiệm Không trọng lực Quốc gia, Trung Quốc

Tòa tháp khổng lồ này được xây dựng bởi Học viện Khoa học Trung Quốc, đây cũng là nơi nghiên cứu môi trường không trọng lực duy nhất tại Trung Quốc. Với kích thước rất lớn, tòa tháp này có thể giúp các nhà khoa học thử nghiệm với một chiếc buồng lái của tàu vũ trụ với kích thước đầy đủ.

Máy bay Zero-G

Bên cạnh các phương pháp thả rơi tự do, các nhà phi hành gia còn có thể thử nghiệm môi trường không trọng lực bằng một chiếc máy bay đặc biệt. Đó là những chiếc máy bay được gọi với biệt danh Zero-G, chúng sẽ bay theo quỹ đạo hình parabol. Tức là khi đạt đến một độ cao nhất định, máy bay sẽ tắt động cơ và cho rơi tự do, nhờ đó có thể tạo ra môi trường không trọng lực bên trong.

Bể bởi không trọng lực

Một số bể bơi khổng lồ trong nhà được xây dựng lên không phải để người dân giải nhiệt, mà nó được sử dụng để tạo ra môi trường không trọng lực. Phòng thí nghiệm Neutral Buoyancy ở Houston đã xây dựng một bể bởi khổng lồ như vậy, để giúp các phi hành gia có thể luyện tập trong môi trường không trọng lực.

Với kích thước môi trường rất lớn, các phi hành gia có thể luyện tập và thử nghiệm việc lắp ráp các cấu trúc trạm không gian lớn, trước khi đưa chúng vào vũ trụ.

Sử dụng tên lửa

Đây là một phương pháp tốn kém hơn, nhưng đem lại cảm giác chân thực hơn cho các phi hành gia. Đó là sử dụng các tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, chi phí thấp hơn, để bay lên độ cao khoảng 50 đến 1500km. Chuyến bay thường kéo dài khoảng 30 phút, sau đó buồng lái sẽ rơi trở lại xuống Trái đất.

Sử dụng bóng bay

Nếu như độ cao của các tòa tháp thử nghiệm không trọng lực là chưa đủ, các nhà khoa học có thể sử dụng những quả bóng bay khổng lồ để đưa đối tượng thử nghiệm lên độ cao cao hơn. Những quả bóng bay này có thể đưa cả một container lên tầng bình lưu của Trái đất và thả rơi tự do.

Cùng chuyên mục
XEM