8 sai lầm ngớ ngẩn về tiền bạc khiến tầng lớp trung lưu mãi không thể giàu có

04/05/2017 20:03 PM | Sống

Một người có thu nhập trung bình vẫn có thể trở thành người giàu có nếu như họ có những quyết định thông minh về tiền bạc.

Dưới đây là 8 sai lầm về tiền bạc mà tầng lớp trung lưu thường mắc phải:

1. Có quá nhiều khoản nợ

Theo nghiên cứu của ngân hàng dự trữ liên bang Boston, 65% người sử dụng thẻ tín dụng đều có khoản nợ thẻ tín dụng từ ngày này sang tháng khác và chấp nhận trả lãi cho dù đó là những khoản lãi không cần thiết. Đây chính là sai lầm khiến lãi mẹ đẻ lãi con vì lãi suất thẻ tín dụng hiện tại ở mức 15%.

Nhà phân tích kế hoạch tài chính San Diego - Taylor Schulte - cho biết, một trong những cách đơn giản để nâng cao nguồn thu nhập và kiểm soát tài chính là cài đặt thẻ tín dụng tự động thanh toán hàng tháng. Với chiến lược này, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho mỗi lần mua hàng và tránh các khoản phí lãi suất khác. Qua đó, người tiêu dùng ở mức thu nhập thấp cũng tránh được nhiều khoản nợ nần, ít nhất sẽ không có thêm khoản nợ thẻ tín dụng.

2. Không có quỹ khẩn cấp

Gần một nửa (46%) người dân thường phải vật lộn để trang trải cho những trường hợp khẩn cấp xảy ra, theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang năm 2016 về phúc lợi tài chính. Thậm chí, con số tiết kiệm khoảng 100.000 USD cho quỹ khẩn cấp cũng là khó khăn với 81% người dân bởi 34% trong số họ chỉ có thể kiếm được 40.000 USD/tháng.

Việc không có quỹ khẩn cấp hay còn được gọi là quỹ dự phòng là một vấn đề khiến bạn không thể kiểm soát được tài chính hoặc lâm vào tình cảnh nợ nần. Nhiều cố vấn tài chính đã đưa ra lời khuyên nên giữ một quỹ dự phòng để sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp, tối thiểu bằng khoảng từ 3 – 6 tháng phí chi tiêu sinh hoạt. Với số tiền mặt được tiết kiệm riêng như vậy, bạn sẽ không phải đối mặt với những khoản kinh phí đến bất ngờ như việc khám chữa bệnh, sửa chữa xe cộ và nhiều vấn đề không thể dự đoán trước.

3. Không tiết kiệm hưu trí

Việc xây dựng quỹ hữu trí đòi hỏi phải có kiên nhẫn và ổn định đầu tư trong suốt sự nghiệp. Nếu muốn có khoản phí dành cho hưu trí nhất định, cần phải đóng góp thu nhập vào quỹ này tăng dần, tỷ lệ thuận với mức lương. Nếu không làm như vậy, có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian mới có đủ kinh phí chi tiêu khi về nghỉ hưu.

Cố vấn tài chính Josh Brein khuyến khích mọi người nên có một kế hoạch cụ thể bằng cách tiết kiệm 1% thu nhập mỗi năm đóng góp cho khoản hưu trí và sau đó có thể tăng dần đến 10% hoặc 15%. Đặc biệt, quỹ nghỉ hưu không nên gộp chung với quỹ dự phòng.

4. Phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ nghỉ hưu

Việc đầu tư vào quỹ nghỉ hưu xã hội được tài trợ bởi công ty là vô cùng có lợi và hữu ích nhưng chỉ sử dụng một khoản đó có thể sẽ không đủ. Theo cố vấn tài chính Christopher Hammond, nếu chỉ đầu tư vào một tài khoản hưu trí được hỗ trợ bởi công ty bạn đang làm việc thì vô tình bạn có thể phải gánh chịu nhiều khoản thuế trong tương lai. Mở thêm quỹ hưu trí ngoài công việc không chỉ giúp bạn rút ngắn khoảng thời gian tiết kiệm mà còn tránh những bất lợi vào việc đầu tư các khoản trước thuế.

5. Không tận dụng lợi ích của khoản tiết kiệm y tế

Nếu có thể sử dụng các dịch vụ y tế miễn phí hoặc khấu trừ chi phí thì nên tận dụng điều này để kiểm tra sức khỏe. Mặc dù các quy tắc quản lý bảo hiểm y tế hoặc chế độ ưu đãi bệnh nhân có thể thay đổi thường xuyên nhưng luật bảo vệ bệnh nhân vẫn được đảm bảo.

Trong năm 2017, chính phủ Mỹ cho phép người dân tiết kiệm tới 3.400 USD cho cá nhân và 6.750 USD cho mỗi gia đình sử dụng chương trình bảo hiểm sức khỏe. Các khoản chi phí chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng được miễn thuế. Điều tuyệt vời là chúng ta có thể sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả cho các cuộc thăm khám định kì, chăm sóc nha khoa, thị thực và những điều khoản được luật bảo hiểm y tế quy định. Không tận dụng lợi ích này đồng nghĩa với việc bạn sẽ lãng phí tối thiểu 25% thu nhập vào những vấn đề y tế sức khỏe.

6. Trì hoãn hưu trí

Cố vấn tài chính Alex Whitehouse cho biết sai lầm nghiêm trọng ở tầng lớp trung lưu là trì hoãn việc tiết kiệm cho hưu trí, thay vào đó họ tập trung ưu tiên cho các khoản tài chính khác. Nhiều người sẽ bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sau khi trả hết các khoản vay, mua nhà, chu cấp cho sự giáo dục của con cái. Mặc dù đây đều là những mục tiêu chính đáng nhưng cuộc sống sẽ xảy ra nhiều biến cố nên đừng trì hoãn quỹ dự phòng và quỹ hưu trí đến khi quá muộn.

Nếu có thể hãy tiết kiệm hưu trí càng sớm càng tốt để được hưởng lãi suất tối đa, nhất là những người có thu nhập trung bình thì cần phải tiết kiệm sớm nếu muốn quỹ này phát triển. Dù chỉ là một khoản nhỏ được tiết kiệm cũng sẽ có tác động đáng kể khi về nghỉ hưu.

7. Quên cập nhật chính sách bảo hiểm nhân thọ và hưu bổng

Cần làm gì nếu muốn ngừng sử dụng bảo hiểm nhân thọ với người vợ đã ly hôn? Làm cách nào để chuyển số dư tiết kiệm cho hưu trí đến bố mẹ? Tuy là điều không mong muốn xảy ra nhưng sẽ rất bất cập nếu bạn không thay đổi người hưởng lợi một khi bản thân xảy ra chuyện bất trắc. Cố vấn tài chính David Niggel chia sẻ: “Hôn nhân, ly hôn hoặc bất kì thay đổi nào trong gia đình cũng có thể là lý do khiến bạn phải xem xét lại người hưởng thụ với các tài khoản tiết kiệm của bạn".

8. Chi tiêu quá tay

Nhà quản lý tài chính Benjamin Brandt cũng chia sẻ rằng làm việc với nhiều khách hàng trung lưu anh nhận thấy quan điểm độc đáo về tiền của họ. Việc chi tiêu quá mức có thể dẫn đến nợ nần chồng chất và tiết kiệm bằng không. Tốt nhất nên có kế hoạch đánh giá chi tiêu hàng tháng, những khoản cần cố định và những khoản có thể tùy chọn cắt giảm. Sau đó điều chỉnh thói quen chi tiêu, nên chi tiêu những khoản sau khi đã tiết kiệm thay vì tiết kiệm những gì còn lại sau chi tiêu.

Theo Nguyễn Linh

Cùng chuyên mục
XEM